‘Thật tàn khốc’: Doanh nghiệp phải đối mặt với sự sụp đổ trong lần phong tỏa thứ hai
Hàng ngàn doanh nghiệp ở Melbourne phải đối mặt với việc đóng cửa, với ước tính hơn 15% có thể đóng cửa vĩnh viễn do ảnh hưởng tích lũy của hai lần bị phong tỏa.
Dữ liệu của Hội đồng Thành phố Melbourne cho thấy ngành ăn uống của thành phố đã đóng góp $2.5 tỷ đôla cho nền kinh tế Victoria trước khi đại dịch xảy ra, nhưng chỉ 45% các doanh nghiệp thực phẩm tiếp tục hoạt động trong suốt sáu tuần tháng Tư và tháng Năm.
Thị trưởng Hội đồng Thành phố Melbourne, bà Sally Capp cho biết những hạn chế hơn nữa, có hiệu lực từ 11:59 tối Thứ Tư, sẽ gây ra thảm họa cho nhiều doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm điều đó rất khó khăn – và lần phong tỏa thứ hai này có nghĩa là họ sẽ phải vật lộn hơn nữa để duy trì hoạt động. Việc thiếu người đi lại trong thành phố đang có tác động tàn phá đối với các doanh nghiệp”, Thị trưởng Capp nói.
“Rất là quan tâm khi khoảng 15% doanh nghiệp (trước khi có thông báo lần phong tỏa thứ hai) nói rằng họ sẽ đóng cửa doanh nghiệp vĩnh viễn – hoặc họ chưa có quyết định nếu họ sẽ mở cửa trở lại”.
Ước tính có khoảng 16,800 doanh nghiệp tại khu vực trung tâm thành phố, Parkville, Bắc Melbourne, Tây Melbourne và các khu vực lân cận.
Paul Waterson là giám đốc điều hành của Australian Venue Co, điều hành 42 địa điểm ăn uống tại Victoria.
Ông cho biết các quán rượu ở Melbourne dưới sự quản lý của công ty ông, bao gồm Duke of Wellington, đã mất $80,000 đôla trong kho thực phẩm bị lãng phí chỉ sau một đêm.
Trên khắp tiểu bang, các địa điểm của công ty sẽ mất $400,000 đôla một tuần.
“Nó khá tàn phá ngành công nghiệp, và ngành này quá tức giận, thành thật mà nói,” ông nói.
“Tất cả chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để làm điều đúng đắn”.
Khoảng một nửa nhân viên của công ty đang làm việc trên JobKeeper, nhưng từ 15% đến 20% không đủ điều kiện nhận bất kỳ hỗ trợ nào vì họ là nhân viên thị thực visa.
“Có một sự sống động và niềm vui thực sự trong đội ngũ nhân viên trong việc trở lại làm việc sau một thời gian dài đóng cửa như vậy”, ông Waterson nói hôm thứ Tư.
“Để có điều này xảy ra mà không có thông báo là thực sự xì hơi cho họ”.
Có tới 1 triệu người đã đến trung tâm thành phố CBD mỗi ngày trước khi đại dịch xảy ra, nhưng một khi giai đoạn 3 của hạn chế được áp đặt vào tháng 3, số lượng người đi bộ đã giảm 90%.
Ngay cả sau khi các hạn chế đã được nới lỏng vào tháng 5 và tháng 6, số lượng người đi bộ hầu như không trở lại như cũ.
Vào Thứ Ba, hoạt động của người đi bộ đã giảm 73% so với thời điểm này năm ngoái, theo Hội đồng Thành phố Melbourne.
“Chúng tôi dự đoán rằng số người đi lại sẽ giảm hơn nữa trong sáu tuần tới vì mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết để làm chậm sự lây lan của virus”, Thị trưởng Capp nói.
Công ty bất động sản về thương mại Cushman & Wakefield ước tính tỷ lệ trống của các văn phòng thương mại của Melbourne sẽ tăng lên thêm 10-14%.
Dữ liệu của Sở Thống kê Úc cho thấy, vào cuối bốn tuần đầu tiên của lần phong tỏa đầu tiên, 10.6% công việc đã bị mất ở nội thành Melbourne – con số cao nhất ở Victoria.
Có những lo ngại về lần phong tỏa thứ hai có thể dẫn đến nhiều việc làm bị mất.
Hội đồng Thành phố Melbourne ước tính 13,000 tổ chức bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ trong khu vực của thành phố đang nhận khoản trợ cấp tiền lương JobKeeper, sẽ hết vào tháng Chín.
Thủ hiến Tiểu bang Victoria, Daniel Andrews cho biết hôm Thứ Tư, chính phủ đã lên kế hoạch mở rộng hỗ trợ kinh tế hơn nữa cho các doanh nghiệp đang vật lộn để tồn tại giữa đại dịch.
“Chúng tôi sẽ sớm có thông báo”, ông nói.
“Điều quan trọng là chúng ta có được gói hỗ trợ đó ngay. Và chúng tôi sẽ có…”.
Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison, vào Thứ Tư đã lên tiếng đảm bảo rằng người dân Victoria sẽ có nhiều hỗ trợ hơn, mặc dù ông không đưa ra chi tiết.
“Tôi đã nói rằng sẽ có một giai đoạn hỗ trợ tiếp theo sau tháng 9”, ông nói.
Trong khi đó, Thị trưởng Hội đồng Thành phố Melbourne, bà Capp kêu gọi mọi người hỗ trợ các doanh nghiệp thành phố bằng mọi cách, nếu có thể được.
“Tôi đang yêu cầu mọi người tiếp tục ủng hộ những quán ăn địa phương yêu thích của họ thông qua các đơn đặt hàng và giao hàng”.
“Những doanh nghiệp này đại diện cho những gì chúng ta biết và yêu thích ở Melbourne. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta hơn bao giờ hết”, bà nói.
Nếu bạn hoặc bất cứ ai bạn biết, cần sự giúp đỡ, hãy gọi Lifeline theo số 131 114, www.lifeline.org.au hoặc Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần Coronavirus của Beyond Blue theo số 1800 512 348, www.beyondblue.org.au
(NQ)