Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tên lửa siêu thanh TQ –mối lo cho Hoa Kỳ và đồng minh

Trung Quốc được cho là vừa thử nghiệm thành công một loại tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân. Sự kiện nóng này đã làm tăng nguy cơ cho kế hoạch cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của chính quyền Biden.

Trung Quốc đang đầu tư mạnh và có những bước phát triển đáng sợ về công nghệ tên lửa (Hình Getty).

Việc Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã kế hoạch Tổng thống Joe Biden trong việc thu nhỏ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ gặp thêm nhiều chỉ trích. Nhiều quan chức tình báo và quốc phòng cảnh báo: “Vụ phóng tên lửa siêu thanh của Trung Quốc đánh dấu một bước nhảy vọt công nghệ có thể đe dọa nước Mỹ trong tương lai gần!”. Tin tức về vụ phóng tên lửa xuất hiện khi chính quyền Biden gần kết thúc quá trình “xem xét lại vị thế hạt nhân của Mỹ” và khi đội ngũ an ninh quốc gia của ông đang cố hướng tới chính sách “kiềm chế và hạn chế chi tiêu hơn nữa” trong hoạt động hiện đại hóa và sản xuất vũ khí hạt nhân.

Một số người khác đã lên tiếng cảnh báo hãy thận trọng trước khi thay đổi nguyên trạng. Họ cho biết, tuần qua, trước Ủy ban Tình báo Thượng viện trong một cuộc điều trần kín, một quan chức tình báo nhận định: “Cuộc thử nghiệm của Trung Quốc được chúng tôi theo dõi chặt chẽ khi nó đang diễn ra đã đánh dấu bước tiến đáng kể về khả năng mở cuộc tấn công phủ đầu chống lại nước Mỹ của Bắc Kinh”. Mặc dù tên lửa siêu thanh không hẳn giúp Trung Quốc chiếm ưu thế hơn so với Mỹ, nhưng theo các chuyên gia, có một số yếu tố liên quan đến tiềm năng và cách thức hoạt động của tên lửa Trung Quốc khiến họ phải “giật mình”. Theo một cựu quan chức kiểm soát vũ khí, Trung Quốc đã chế tạo và thử nghiệm thành công công nghệ siêu thanh nhanh hơn dự đoán của Mỹ. Cụ thể, cuộc thử nghiệm siêu thanh do Ngũ Giác Đài thực hiện vào ngày 21 Tháng Mười đã thất bại và đây là lần thất bại thứ hai kể từ Tháng Tư.

Ảnh minh họa: Tên lửa Trung Quốc Trường Chinh mang tàu vũ trụ Thần Châu -11, tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, ngày 10/10/2016. Theo Financial Times ngày 16/10/2021, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm một tên lửa siêu thanh trên không gian vào tháng 8/2021.
Ảnh minh họa: Tên lửa Trung Quốc Trường Chinh mang tàu vũ trụ Thần Châu -11, tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, ngày 10/10/2016. Theo Financial Times ngày 16/10/2021, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm một tên lửa siêu thanh trên không gian vào tháng 8/2021. (Hình Reuters).

Vụ thử của Trung Quốc cũng cho thấy Bắc Kinh có khả năng mở cuộc tấn công từ Nam Cực, nơi Mỹ thiếu hệ thống cảnh báo sớm. “Chính nguy cơ này đã chứng minh cho sự cần thiết phải tiếp tục chương trình hiện đại hóa – một nhân viên cấp cao của đảng Cộng hòa nói khi đề cập đến những cuộc thảo luận đang diễn ra giữa Ngũ Giác Đài và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia nhằm đại tu kho vũ khí hạt nhân của Mỹ – Thực tế cho thấy chúng ta không thể đơn phương giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong khi Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc với tất cả qui mô!”.

Giáo sư Jeffrey Lewis, chuyên gia vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nhận định: “Dù thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc là nhằm khiêu khích, nó vẫn chưa đủ để mang lại lợi thế cho Bắc Kinh hoặc gây bất ổn. Lời khuyên của tôi là chúng ta không cần phản ứng thái quá. Trung Quốc hiện có 100 vũ khí hạt nhân có thể nhắm vào Mỹ nên chúng ta cần chấp nhận thực tế: Trung Quốc đã có khả năng răn đe hạt nhân Mỹ. Và hãy xem vụ thử tên lửa siêu thanh chỉ là một một bước đi bình thường trong cuộc chạy đua vũ trang chưa bao giờ ngơi nghỉ”.

Trung Quốc phủ nhận báo cáo về vụ thử tên lửa siêu thanh -0
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc do quân đội nước này điều hành và gắn chặt với chương trình nghị sự về chế tạo tên lửa siêu thanh và các công nghệ khác. (Hình Reuters).

Ngày 21 Tháng Mười, trả lời truyền thông, Tổng thống Biden nói rằng “không nên quá lo về việc liệu Trung Quốc và Nga sẽ có quân đội mạnh hơn Mỹ mà chúng ta nên quan tâm đến những leo thang bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát chứ không phải những phô diễn quân sự bình thường. Nói rõ hơn là liệu họ có tham gia vào các hoạt động phiêu lưu và mắc sai lầm nghiêm trọng hay không”. Mới đây, Tổng thống Biden còn mạnh miệng hơn các tổng thống tiền nhiệm khi khẳng định “Mỹ sẵn sàng đối đầu quân sự với Trung Quốc nếu quốc gia này tấn công Đài Loan”!

Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa siêu thanh thành công của Trung Quốc đã dẫn đến áp lực của Quốc Hội yêu cầu Chính quyền Biden giải thích cách phát hiện và phòng thủ trước tên lửa siêu thanh. Theo tờ Defense News, tháng trước, Ủy ban Quân vụ Hạ Viện đã bổ sung một sửa đổi của Đạo luật quyền Quốc phòng (National Defense Authorization Act-NDAA) trong đó nêu rõ mối lo ngại về sự bất lực của hệ thống radar phát hiện, theo dõi và đánh bại các mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh”. Báo cáo Chiến lược Quốc phòng (National Defense Strategy) khuyến cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ “cần ngay lập tức tăng cường nỗ lực chống lại loại vũ khí này”.

Tên lửa đạn đạo DF-26 được mệnh danh là “sát thủ đảo Guam”. (Hình Tân Hoa Xã).

Tuy nhiên, đã có một số phản đối trong nội bộ chính phủ từ một số người từng ủng hộ kế hoạch giảm thiểu kho hạt nhân của Biden. Việc quan chức chính sách hạt nhân hàng đầu tại Ngũ Giác Đài, bà Leonor Tomero bị bãi nhiệm được giải thích là “để tái cơ cấu” nhưng các đồng minh của bà xem đây là áp lực Biden phải xem xét lại chính sách hạt nhân. Mallory Stewart – một quan chức giải trừ hạt nhân khác được Biden đề cử làm Trợ lý ngoại trưởng về kiểm soát, xác minh và tuân thủ vũ khí – cũng đang vấp phải sự phản đối tại Quốc Hội.

Thượng nghị sĩ Jim Risch, đảng viên Cộng Hòa tiểu bang Idaho, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, công khai phản đối đề cử Stewart, nêu lý do “các đồng minh của Mỹ phản đối ý định không sử dụng trước vũ khí hạt nhân”. Stewart là người đứng đầu chính sách hạt nhân và kiểm soát vũ khí trong Hội đồng An ninh Quốc gia. Khả năng Mỹ chuyển sang chính sách “không sử dụng trước” khiến một số đồng minh – kể cả Đức, Anh và Pháp – lo lắng về mối đe dọa tiềm tàng từ phía Nga.

Một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Vương quốc Anh cho biết mối quan tâm đặc biệt của chính phủ Anh lúc này là tiếp tục phát triển đầu đạn mới W93 bổ sung vào kho dự trữ của Mỹ sau nhiều thập niên ngưng trệ. Ông nói: “Điều đáng lo là chính sách giải trừ hạt nhân của Biden sẽ được người Nga giải thích thành ‘Mỹ đã giảm cam kết bảo vệ châu Âu trước các răn đe hạt nhân’. Nga có vẻ đe dọa phương Tây nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ thập niên 1980. Vì vậy, đối với người châu Âu, việc thay đổi chiến lược hạt nhân, một trụ cột trong chính sách phòng thủ của NATO, là điều đáng kinh ngạc và không nên có. (SGN)