Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tại sao chúng ta nên chích ngừa Covid-19?

Bác sĩ Đinh Quốc An


Thứ Ba tuần trước một y tá tại bệnh viện Westmead vùng Tây Sydney thử dương tính covid-19 mặc dù đã được chích hai mũi thuốc chủng ngừa và cô luôn luôn được trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi làm việc tại nhà thương.

Lại nữa cuối tuần này một trường hợp tương tự xẩy ra ở Queensland.

Một nữ nhân viên phi trường đã được chích vắc-xin hai lần cũng bị dương tính Covid-19. Và rồi sẽ có nhiều trường hợp tương tự xảy ra khi càng ngày càng có nhiều người chích ngừa hơn.

Hai chuyện trên đây thật là một điều mỉa mai.

Báo London Financial Times cho biết 17% trường hợp bị nhiễm Delta virus ở Anh Quốc đã xảy ra ở những người đã được chích ngừa đầy đủ.

Căn cứ vào những dữ kiện này đã có người nghi rằng thuốc chủng ngừa không có hiệu quả gì cả. Và một số thông tin chống vắc-xin đã thổi phồng câu chuyện này lên.

Thuốc chủng ngừa không có mục đích tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc chủng ngừa chỉ nâng cao sức để kháng của cơ thể chống lại vi khuẩn. Nó giúp ta không phải nằm nhà thương và giảm nguy cơ tử vong.

Giáo sư Robert Booy một nhà khoa học chuyên khoa về vắc-xin tại đại học Sydney đã nói “Điểm quan trọng không phải là có bao nhiêu người bị lây nhiễm dù đã được chích thuốc ngừa rồi. Điểm quan trọng là chủng ngừa chắc chắn giảm thiểu bệnh nặng và tử vong”.

Sau khi chủng ngừa hệ miễn nhiễm của cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Chúng ta phải nhớ rằng thuốc chủng ngừa không có mục đích tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc chủng ngừa chỉ nâng cao sức để kháng của cơ thể chống lại vi khuẩn. Nó biến bệnh nhiễm Covid-19 thành ra một cơn bệnh cảm thông thường với những triệu chứng như nhức đầu, số mũi, ho nhẹ rồi bệnh qua đi trong vài ngày. Nó giúp ta không phải nằm nhà thương và giảm nguy cơ tử vong.

Ý kiến của giáo sư Booy đã được chứng minh bởi những nghiên cứu ở những nước có tỷ lệ nhiễm bệnh Covid-19 cao hơn ở Úc rất nhiều. Ở Do Thái chẳng hạn bộ y tế nước này đã khẳng định vắc-xin Pfizer đã có hiệu quả đến 93% giảm thiểu số bệnh nhân phải nhập viện. Đối với vi khuẩn đột biến dạng Delta, vắc-xin này cũng có hiệu quả tương tự tuy yếu hơn.

Ngoài ra cả hai vắc-xin AstraZeneca và Pfizer đều có hiệu quả khá tốt đối với các thể vi khuẩn đột biến với điều kiện chúng ta phải chích đủ hai mũi.

Về phương diện y tế công cộng giáo sư Booy còn nhận xét những người đã chích ngừa hai mũi chắc chắn nguy cơ truyền bệnh cho người trong cộng đồng cũng ít hơn là những người chưa chich mà bị bệnh bởi vì số lượng vi khuẩn ở hệ hô hấp của họ ít hơn ở những người chưa chích. Do đó chich ngùa còn giảm được vận tốc lây lan cùa dịch bệnh trong cộng đồng.

Ngoài ra còn có nhiều nhà nghiên cứu và bác học cũng chia sẻ quan điểm này.

Giáo sư Paul Griffin bác sĩ chuyên khoa tại đại học Queensland nói một khi số người chích ngừa cao thì số người đã chích mà vẫn bị lây nhiễm nhiều hơn. Đó là lẽ đương nhiên. Trừ trường hợp thuốc chủng có hiệu quả phòng ngừa 100% như thuốc chủng tê liệt các loại thuốc chủng khác cũng đều có hiệu quả tương đối dưới 100%.

Chúng ta phải công bằng mà nói rằng thuốc chủng là tốt có hiệu quả khi tỉ số những người bị nhiễm trong nhóm người đã được chủng ngừa nhỏ hơn ở nhóm người không chủng ngừa.

Ngoài ra giáo sư Nicolai Petrovsky đại học Flinder hiện đang nghiên cứu chế tạo Covid-19 vắc-xin mới cũng có cùng ý kiến. Ông nói dù thuốc chủng không có khả năng mạnh chống lại nhóm vi khuẩn đột biến như đối với Covid-19 thuốc chủng ngừa vẫn có một giá trị quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

Lẽ dĩ nhiên các loại vắc-xin chống Covid-19 hiện tại không toàn hảo nhưng nó có ích lợi rất lớn trong khi nhân loại chờ đợi môt vắc-xin mới hoàn chỉnh hơn.

Nói tóm lại chủng ngừa Covid-19 đem lại 5 điều lợi lớn:

1—Giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19.

2—Giảm nguy cơ nhập viện, nằm trong phòng cấp cứu bệnh viện, thở máy.

3Giảm nguy cơ bị bệnh hô hấp kinh niên sau khi bệnh nặng.

4Giảm nguy có tử vong.

5Giảm nguy cơ lây nhiễm người thân và cộng đồng.

Nhưng dù quí vị đã được chích ngừa đầy đủ, chúng ta vẫn không quên đeo khẩu trang và áp dụng nghi thức dãn cách xã hội.

Bác Sĩ ĐINH QUỐC AN (Melbourne)