Thursday, April 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Sinh viên Trung Quốc tại Úc bị lừa trong các vụ ‘bắt cóc ảo’

Sinh viên Trung Quốc ở Sydney đang là mục tiêu trong các vụ lừa đảo nhằm buộc họ phải trả khoản tiền chuộc lớn, cảnh sát Úc cho hay.

Trong nhiều trường hợp, các sinh viên bị tống tiền và buộc phải tự đóng vai trong các video bị bắt cóc rồi gửi cho người nhà ở Trung Quốc để lấy tiền.

Tám vụ “tống tiền ảo” được ghi nhận trong năm nay, trong đó có một vụ những kẻ tống tiền được trả 2 triệu AUD (khoảng 1.43 triệu USD).

Police-supplied image of a woman bound and gagged in a staged kidnap
Hình ảnh một vụ bắt cóc giả được cung cấp cho cảnh sát

Các nạn nhân tin rằng họ hay người thân của họ đang gặp nguy hiểm, cảnh sát nói.

Cảnh sát tiểu bang New South Wales (NSW) cho biết hình thức tống tiền loại này đã “tăng lên về tần suất trong năm 2020” và hoạt động “với quy mô một ngành công nghiệp”.

Họ khuyến cáo sinh viên nên báo cảnh sát ngay khi nhận các cú điện thoại đe dọa.

Cách tống tiền ra sao?

Các nhà chức trách cho biết hình thức tống tiền “kiểu các trung tâm gọi điện” được vận hành từ nước ngoài, khiến chúng khó có thể được truy tìm.

Kẻ lừa đảo thường giả mạo là người của sứ quán Trung Quốc hay các cơ quan công quyền khác, gọi điện cho nạn nhân thông báo họ bị nghi có liên quan đã phạm tội ở Trung Quốc hay đang gặp một mối đe doạ nào đó.

Những kẻ lửa đảo, thường nói tiếng Trung đại lục (tiếng Quan Thoại), đòi sinh viên trả phí nhiều lần để khỏi bị bắt hay bị trục xuất.

Có trường hợp, một người cha đã trả hơn 2 triệu AUD tiền chuộc, rồi lại nhận được một video quay con gái bị bịt mồm và trói tại môt địa điểm không xác định.

Police-supplied image of a woman wearing a ripped shirt bound in a staged kidnap
Cảnh sát ở Sydney được thông báo đã có tám vụ tống tiền trong năm nay

Sau đó ông liên lạc với cảnh sát Sydney. Và sau một giờ tìm kiếm, họ tìm thấy cô con gái an toàn và khoẻ mạnh tại một phòng khách sạn.

Trong những trường hợp khác được báo cho cảnh sát trong năm nay, các khoản tiền chuộc vào khoảng từ 20,000 tới 300,000 AUD.

“Trong một số trường hợp, các gia đình phải trả đến xu cuối cùng mà họ có,” Cảnh sát Điều tra trưởng Darren Bennett nói.

Trong nhiều vụ, cảnh sát thường tìm thấy các nạn nhân ngày hôm sau, an toàn khoẻ mạnh. Nạn nhân thường xấu hổ và ngại không muốn đi báo cảnh sát.

“Các nạn nhân bị bắt cóc ảo mà chúng tôi đã gặp thường bị tổn thương về chuyện đã xảy ra, họ đã tin rằng họ đã đặt bản thân hay người nhà vào tình huống nguy hiểm thật,” Cảnh sát NSW cho biết.

nan bat coc ao o Australia anh 2
Cảnh sát Sydney ghi nhận 8 vụ bắt cóc giả trong năm 2020. Ảnh: MyGC.
Tại sao các nạn nhân lại mắc lừa?

Cảnh sát cho biết các đường dây lừa đảo hoạt động trên phạm vi rất rộng, và có vẻ như chúng sử dụng các cuộc gọi tự động cho tất cả những người mang họ Trung Quốc trong danh bạ điện thoại.

“Họ tung lưới rất rộng và họ vợt được một số người mắc mưu, và thu lời rất nhiều,” ông Bennett nói.

Ông nhận xét các vụ tống tiền kiểu này tăng rất mạnh trong mấy tháng qua, “hầu như cuối tuần nào chúng tôi cũng có một nạn nhân bị mắc lừa.”

Những người hỗ trợ sinh viên quốc tế ở Úc nói sinh viên dễ bị nhắm tới trong thời gian dịch bệnh vì họ phụ thuộc vào việc làm thời vụ và không được nhận hỗ trợ của chính phủ.

Cảnh sát nói “các yếu tố văn hoá”, cũng như sự cô lập của một số sinh viên quốc tế, khiến họ trở nên những đối tượng dễ bị tấn công.

Các nạn nhân có thể bị ép vào những tình huống cực đoan như đóng giả vụ bắt cóc vì họ đã bị bọn lừa đảo “kiểm soát tâm lý,” ông Bennett nói.

“Các sinh viên có thể làm hai điều quan trọng để tự bảo vệ mình – thứ nhất, nhận biết là có những vụ lừa đảo như vậy và thứ hai, yêu cầu hỗ trợ sớm nếu họ nghĩ họ hay người họ quen có thể đang bị lừa,” cảnh sát NSW nói.

Một số vụ lừa đảo tương tự cũng diễn ra ở New Zealand và Hoa Kỳ. (BBC)