Wednesday, April 17, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Philippines: 220 Tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa

Bộ Quốc phòng Philippines hôm 21/3 lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải rút 220 tàu cá khỏi đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, gọi việc các tàu cá Trung Quốc xuất hiện ồ ạt một lúc tại khu vực này là vi phạm các quyền trên biển. Reuters loan tin này hôm 21/3.

Giới chức Philippines cho biết, tuần duyên nước này đã phát hiện khoảng 220 tàu cá Trung Quốc được cho là các tàu dân quân biển, đã xuất hiện tại đá Ba Đầu từ ngày 7/3 vừa qua.

“Chúng tội kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt việc xâm phạm và rút các tàu vi phạm vi phạm và đã xâm phạm chủ quyền của chúng tôi về”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói.

Philippines: 220 tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa
Hình ảnh chụp những tàu dân quân biển của Trung Quốc ở đá Ba Đầu hôm 7/3/2021. (Hình Lực lượng phản ứng nhanh của chính phủ Philippines)

Lực lượng phản ứng nhanh của Philippines hôm 20/3 cho rằng sự xuất hiện của của các tàu các này làm dấy lên lo ngại về việc đánh cá quá mức và phá huỷ môi trường biển.

Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào trước cáo buộc mới của Philippines.

Đá Ba Đầu là cụm san hô lớn nhất trong cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa. Cả Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với đá Ba Đầu nhưng hiện chưa rõ nước nào đang kiểm soát thực thể này.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển nhưng đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016. Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.

Trung Quốc hiện đang kiểm soát 7 thực thể ở Trường Sa nơi Trung Quốc từ năm 2013 đến nay đã liên tục tiến hành việc xây lấp, mở rộng đảo và triển khai vũ khí quân sự. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, Trung Quốc đã mở rộng khoảng 3.200 mẫu đất tại Trường Sa.

Trung Quốc hiện cũng là nước có đội tàu hải cảnh và đội tàu cá lớn nhất trong khu vực. Các đội tàu này thời gian qua thường xuyên xuất hiện ở các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí của các nước, bất chấp những phản đối từ các nước và từ Hoa Kỳ. (RFA)