Tuesday, April 16, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Phát hiện người mắc Covid-19 bằng phương pháp mới không cần xét nghiệm


Các nhà nghiên cứu của các trường Đại học Tây Scotland và Đại học Durham đã tìm ra phương pháp mới trong việc chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp X-quang dễ thực hiện và nhanh chóng phát hiện người mắc Covid 19. Hình Pixabay

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dễ thực hiện và nhanh chóng.

Đầu tiên là phải xác định họ có thực sự bị nhiễm virus hay không để phát hiện và điều trị cho người nghi mắc Covid-19, theo một nghiên cứu mới đây được đăng trên Medical Daily.

Thông thường, phương pháp xét nghiệm rRT-PCR có thể xác định một người có thực sự nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Việc xét nghiệm này phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm và cần có nguồn nhân lực lớn.

Việc chẩn đoán nhanh chính là yếu tố mang tính quyết định. Trong nhiều trường hợp, việc xác định một người có mắc Covid-19 hay không cần phải nhanh, đặc biệt là những bệnh nhân tiên lượng nặng cần được điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, quy trình thực hiện xét nghiệm rRT-PCR thường mất nhiều thời gian (khoảng 2 giờ hoặc hơn) để đưa ra được kết quả chính xác.

Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nghiên cứu của các trường Đại học Tây Scotland và Đại học Durham đã tìm kiếm các phương pháp nhanh chóng và có thể thay thế cho PCR bằng cách sử dụng những thiết bị sẵn có tại bệnh viện, đặc biệt là máy chụp X-quang.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng công nghệ chụp X-quang để chẩn đoán bệnh nhân mắc Covid-19. Hình Pixabay

Các dấu hiệu Covid-19 có trong hình chụp X-quang

Một số cuộc nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch cũng cho thấy trong hình ảnh chụp X-quang lồng ngực của bệnh nhân nhiễm virus có những điểm bất thường.

Công nghệ chụp cắt lớp vi tính (CT) hay X-quang có thể giúp các bác sĩ phân tích, tìm kiếm dấu vết của Covid-19 bằng hình ảnh.

Do đó, đối với những bệnh nhân có triệu chứng nặng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng công nghệ chụp X-quang để chẩn đoán bệnh nhân mắc Covid-19 khi chưa có điều kiện xét nghiệm rRT-PCR.

Các bác sĩ chẩn đoán cần có chuyên môn, phân tích hình ảnh kỹ lưỡng bởi các dấu hiệu mắc Covid-19 thường khó phát hiện. Do đó việc sử dụng công nghệ X-quang cũng cần đòi hỏi nguồn nhân lực y tế. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã phát triển một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện việc chẩn đoán nhanh chóng hơn.

Chương trình này được xây dựng dựa trên một thuật toán có thể lọc ra các điểm nổi bật trong ảnh. Ngoài ra nó cũng có thể phân loại hình ảnh theo các điểm tương đồng và khác biệt, giúp nhận dạng và phân tích hình ảnh.

Các nhà nghiên cứu đã chọn lọc một thuật toán có hiệu quả vượt trội dựa trên Quá trình nghiên cứu dữ liệu khoảng 3.000 ảnh chụp X-quang (số dữ liệu này trộn lẫn cả ảnh của người mắc Covid-19, người khỏe mạnh và người bị viêm phổi do virus).

Tiếp đó, họ đưa vào thuật toán một bộ ảnh chụp X-quang hoàn toàn mới và lọc tìm các bệnh nhân mắc Covid-19, kết quả chính xác tới 98.04%.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dễ thực hiện và nhanh chóng.

Cách sử dụng

Các nhà nghiên cứu đã tiếp tục phát triển một ứng dụng có thể sử dụng bên ngoài phòng thí nghiệm.

Ứng dụng này không cần nhiều bộ nhớ trong máy tính hoặc nguồn điện để vận hành. Do đó, nó có thể được cài đặt trên máy tính cá nhân hay máy tính xách tay thông thường.

Ứng dụng này cũng được thiết kế mà không cần thêm bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ khác. Hình chụp X-quang của bệnh nhân chỉ cần đưa lên ứng dụng qua USB hoặc trang web, tiếp đó thuật toán sẽ tự động phân tích hình ảnh và trả lại kết quả xác nhận xem họ có mắc Covid-19 hay không.

Ứng dụng sẽ cho phép nhanh chóng chụp ảnh X-quang lồng ngực và phân tích hình ảnh.
Nếu bệnh nhân mắc Covid-19, họ sẽ được điều trị ngay lập tức thay vì đợi kết quả của phòng thí nghiệm.

Biện pháp này sẽ không thay thế được hoàn toàn xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, điều đó sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong tình huống cấp cứu những bệnh nhân nặng.

Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm công nghệ mới tại Pakistan để đánh giá mức độ hiệu quả trên thực tế. (T/H, NTD)