Bệnh gout kiêng ăn gì? Danh sách những thực phẩm cần hạn chế
Gout là một bệnh lý thường gặp về xương khớp với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau tại các khớp. Trong quá trình điều trị bệnh lý này, thói quen ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất quan trọng. Theo đó, chất dinh dưỡng mà cơ thể thu nạp thông qua thực phẩm có tác động trực tiếp tới tình trạng của xương khớp.
Vậy bị bệnh gout kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout
Nguyên tắc chính để xây dựng một thực đơn ăn uống tối ưu cho người mắc bệnh gout là tránh xa hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu nhân purin. Nguyên nhân là do purin là tiền chất tạo ra axit uric. Nồng độ axit uric tăng quá cao thì sẽ dẫn tới tình trạng lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.
Hiện tượng lắng đọng này xuất hiện ở các khớp xương sẽ khiến bạn mắc phải các bệnh lý về xương khớp như: Bệnh gout, viêm khớp, cứng khớp, thậm chí là biến dạng khớp.
Ngoài ra, người bệnh gout cũng cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối các loại nước uống có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong máu và gây ra các cơn đau gút cấp tính như: Rượu, bia hay cà phê.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về thực đơn lý tưởng cho người mắc bệnh gout, chúng ta hãy cùng xem nếu đang bị gout thì cần “tránh xa” những loại thực phẩm nào.
Các loại thịt
Thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng lượng axit uric. Thịt đỏ lại là nhóm thực phẩm giàu đạm. Do đó người bị gout nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Thịt đỏ là loại thịt sau khi chế biến, nấu chín thì không chuyển thành màu trắng. Một số loại thịt đỏ phổ biến là: Thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu…
Nếu đang bị các triệu chứng của gout hành hạ mà bạn ăn quá nhiều thịt đỏ thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, các cơn đau nhức xuất hiện dày đặc với cường độ gia tăng.
Bệnh gout kiêng ăn gì? – Nội tạng động vật
Cũng là một loại thực phẩm giàu đạm, nội tạng động vật trở thành thức ăn mà người bị gout nên hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Tim, gan, dạ dày hay ruột non… của động vật chứa hàm lượng purin còn cao hơn cả thịt đỏ. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều nhóm thức ăn này, người bệnh gout sẽ nhanh chóng cảm thấy đau nhức tại các khớp.
Hải sản
Hải sản là một món ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, những người bị dị ứng hay mắc gout nên tránh xa hải sản vì những tác động tiêu cực của chúng tới tình trạng bệnh lý của bản thân.
Cũng sản sinh ra axit uric sau khi được thu nạp vào cơ thể, hải sản khiến người mắc gout khổ sở nếu ăn không điều độ.
Đặc biệt, người bị gout cần tránh xa các loại cá biển như: Cá mòi, cá ngừ… vì hàm lượng purin quá cao.
Một số loại rau
Rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm thiết yếu, giàu vitamin và khoáng chất, rất có ích cho sức khỏe con người. Thế nhưng, với những ai mắc gút thì muốn ăn rau xanh cũng cần phải cân nhắc.
Bệnh gút kiêng ăn rau gì? Theo đó, một số loại rau chứa lượng purin khá cao như: Măng tây, súp lơ, nấm hay rau chân vịt… được liệt vào danh sách những thực phẩm mà người bị gout nên kiêng.
Tuy nhiên người bệnh không cần kiêng khem tuyệt đối nhóm rau xanh này vì cơ thể có thể bài tiết hoạt chất purin có nguồn gốc từ thực vật dễ dàng hơn purin có nguồn gốc từ động vật.
Bệnh gout kiêng ăn gì? – Thức ăn chứa nhiều đường
Ngoài nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, béo phì, nhóm thức ăn chứa nhiều đường còn khiến người bị gout “méo mặt”.
Lý do là thức ăn chứa nhiều đường sẽ cản trợ sự hấp thu canxi của cơ thể. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của hệ xương khớp từ đó làm cho các bệnh lý liên quan tới xương khớp trở nên trầm trọng hơn, trong đó có gút.
Vì vậy, người bệnh cần kiêng ăn các loại chè, bánh ngọt, kem, bánh quy…
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn như: Đồ ăn đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói… rất ngon miệng và tiện lợi nhưng chúng cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, nhất là những ai đang mắc gout.
Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng tới các triệu chứng bệnh gout nhưng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng khả năng mắc các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp. Đây lại là những bệnh lý dễ gây ra biến chứng về xương khớp, từ đó làm tình trạng gout trở nên trầm trọng hơn.
Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas từ lâu đã trở thành loại đồ uống mà chúng ta nên hạn chế sử dụng hàng ngày vì những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe.
Đặc biệt với những ai mắc gút, hàm lượng đường fructose quá cao trong các loại nước ngọt có ga sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
Bị gout nên ăn gì?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần hạn chế hoặc kiêng khem hoàn toàn kể trên, người mắc gout cũng cần tìm hiểu nên ăn gì, tăng cường thu nạp gì vào cơ thể nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình đẩy lùi bệnh gout.
- Dứa
Dứa hay còn có tên gọi khác là thơm là một loại trái cây quen thuộc ở những vùng nhiệt đới. Dứa chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B3), canxi, kẽm, sắt và magie.
Đặc biệt trong dứa còn có enzym giúp thủy phân protein từ đó hỗ trợ làm giảm lượng chất đạm dư thừa trong cơ thể, ngăn chặn kết tủa urat, hạ nồng độ axit uric trong máu… Đây đều là những lợi ích tuyệt vời với những người bệnh đang bị gút hành hạ.
- Dưa chuột
Dưa chuột cũng là một loại quả quen thuộc có vai trò đa dạng trong đời sống hàng ngày. Vừa có thể làm salad, ăn sống vừa đóng vai trò trang trí giúp món ăn thêm bắt mắt hơn.
Loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tiêu biểu là vitamin A, C, B3, B6 và vitamin E. Nếu bị gout, bạn nên ăn dưa chuột. Đó là do dưa chuột có khả năng giúp lợi tiểu, thúc đẩy quá trình thanh lọc các chất dư thừa, trong đó có axit uric ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.
- Rau cải xanh
Nhờ hàm lượng vitamin dồi dào (vitamin A, C, B1, B5, K) và các khoáng chất khác (abumin, axit nicotic…) mà rau cải xanh trở thành loại rau xanh rất tốt cho cơ thể.
Cải xanh cũng thúc đẩy quá trình đào thải axit uric thông qua đường tiểu nên rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc gout.
- Rau cần nước
Một loại thực phẩm mà ai mắc gút cũng không thể bỏ qua chính là rau cần nước. Không chỉ chứa nhiều loại tinh dầu, axit hữu cơ mà rau cần nước còn sở hữu một lượng chất xơ tương đối lớn.
Loại rau này cũng giúp lợi tiểu, gián tiếp tống khứ lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu mà gout gây ra.
- Đậu đỏ
Đậu đỏ là thực phẩm không có chứa nhân purin nên rất thích hợp được đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh mắc gút.
Bên cạnh đó, đậu đỏ còn giúp lợi tiểu, tăng cường thải độc tố và các chất dư thừa ra khỏi cơ thể giúp người bệnh dễ chịu và bớt đau nhức khớp.
Như vậy, thông qua bài viết, bạn đã có thể biết được những loại thực phẩm mà người bị bệnh gout nên ăn và không nên ăn. Bên cạnh thông tin về bệnh gout kiêng ăn gì, nên ăn gì thì những bệnh nhân cũng cần duy trì một lối sống khoa học, tăng cường tập thể thao và thăm khám thường xuyên để theo dõi sát sao những chuyển biến của bệnh. (DYVN)