Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nhật Bản, Ấn Độ được mời gia nhập ‘NATO 2.0’


Nhật Bản, Ấn Độ có thể sớm nhận tư cách thành viên của Liên minh AUKUS – tổ chức được so sánh như ‘NATO 2.0’.

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Tobias Ellwood - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Anh đã kêu gọi Nhật Bản và Ấn Độ tham gia vào tổ chức hợp tác quốc phòng AUKUS mới được thành lập.

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Tobias Ellwood – Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Anh đã kêu gọi Nhật Bản và Ấn Độ tham gia vào tổ chức hợp tác quốc phòng AUKUS mới được thành lập.

Ông Ellwood đề xuất mở rộng Liên minh AUKUS sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời gợi ý thành lập một cơ quan giống như NATO để điều phối hợp tác quốc phòng, hãng tin Skynews của Australia cho biết.

Ông Ellwood đề xuất mở rộng Liên minh AUKUS sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời gợi ý thành lập một cơ quan giống như NATO để điều phối hợp tác quốc phòng, hãng tin Skynews của Úc cho biết.

Tuyên bố được đưa ra trước cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Úc Penny Wong và Tổng trưởng Quốc phòng Richard Marles với những người đồng cấp Anh và Mỹ vào tuần tới.

Thỏa thuận về việc thành lập AUKUS sẽ cho phép Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân sau khi được Mỹ và Anh hỗ trợ công nghệ, hiệp ước nói trên đã được ký kết vào ngày 16/9/2021.

Thỏa thuận về việc thành lập AUKUS sẽ cho phép Úc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân sau khi được Mỹ và Anh hỗ trợ công nghệ, hiệp ước nói trên đã được ký kết vào ngày 16/9/2021.

Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong hiệp ước liên minh, nhưng ba nước sáng lập nên AUKUS đã nhấn mạnh vào "sự gia tăng những lo ngại về tình hình an ninh khu vực".

Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong hiệp ước liên minh, nhưng ba nước sáng lập nên AUKUS đã nhấn mạnh vào “sự gia tăng những lo ngại về tình hình an ninh khu vực”.

Thực tế trên đã dẫn đến những suy đoán cho rằng việc thành lập một khối quân sự tương tự NATO 2.0 tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm hướng tới cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh trong khu vực.

Thực tế trên đã dẫn đến những suy đoán cho rằng việc thành lập một khối quân sự tương tự NATO 2.0 tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm hướng tới cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh trong khu vực.

Trước diễn biến trên, Trung Quốc đã phản ứng với việc thành lập AUKUS bằng cách nhấn mạnh liên minh sẽ gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực, cũng như các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.

Trước diễn biến trên, Trung Quốc đã phản ứng với việc thành lập AUKUS bằng cách nhấn mạnh liên minh sẽ gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực, cũng như các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.

Chính quyền Bắc Kinh tập trung quan sát việc chuyển giao công nghệ và vật liệu phóng xạ cho Australia - quốc gia không có vũ khí hạt nhân, đồng thờ họ yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh tra một cách chặt chẽ.

Chính quyền Bắc Kinh tập trung quan sát việc chuyển giao công nghệ và vật liệu phóng xạ cho Úc – quốc gia không có vũ khí hạt nhân, đồng thờ họ yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh tra một cách chặt chẽ.

Hiện tại Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng chính thức về lời mời gọi Ấn Độ cùng với Nhật Bản tham gia Liên minh AUKUS, có lẽ Bắc Kinh đang chờ đợi quyết định chính thức của hai quốc gia trên nhằm phản ứng thích hợp.

Hiện tại Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng chính thức về lời mời gọi Ấn Độ cùng với Nhật Bản tham gia Liên minh AUKUS, có lẽ Bắc Kinh đang chờ đợi quyết định chính thức của hai quốc gia trên nhằm phản ứng thích hợp.

Thỏa thuận thành lập AUKUS bắt nguồn từ sự kiện diễn ra năm 2016, khi Australia ký một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với Tập đoàn đóng tàu Naval Group của Pháp để chế tạo loạt tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới nhằm thay thế những chiếc lớp Collins đã cũ.

Thỏa thuận thành lập AUKUS bắt nguồn từ sự kiện diễn ra năm 2016, khi Úc ký một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với Tập đoàn đóng tàu Naval Group của Pháp để chế tạo loạt tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới nhằm thay thế những chiếc lớp Collins đã cũ.

Thương vụ nói trên được mô tả là hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất mà Pháp đã ký trong lịch sử. Tuy nhiên một số vấn đề đã nảy sinh trong khi thực hiện thỏa thuận, khiến dự kiến không thành.

Thương vụ nói trên được mô tả là hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất mà Pháp đã ký trong lịch sử. Tuy nhiên một số vấn đề đã nảy sinh trong khi thực hiện thỏa thuận, khiến dự kiến không thành.

Cụ thể, rất nhiều mong muốn của Canberra đã không được phía Pháp đáp ứng, trong đó quan trọng nhất là sản xuất tại chỗ các bộ phận được sử dụng trong tàu ngầm tấn công thế hệ mới.

Cụ thể, rất nhiều mong muốn của Canberra đã không được phía Pháp đáp ứng, trong đó quan trọng nhất là sản xuất tại chỗ các bộ phận được sử dụng trong tàu ngầm tấn công thế hệ mới.

Tập đoàn Naval Group của Pháp - đơn vị thắng thầu trong cuộc cạnh tranh với Nhật Bản và Đức cách đây 5 năm dự định đóng tổng cộng 12 tàu ngầm thế hệ mới cho Australia, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2030.

Tập đoàn Naval Group của Pháp – đơn vị thắng thầu trong cuộc cạnh tranh với Nhật Bản và Đức cách đây 5 năm dự định đóng tổng cộng 12 tàu ngầm thế hệ mới cho Úc, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2030.

Tuy nhiên Australia đã bất ngờ hủy bỏ thỏa thuận vào tháng 9/2021 và tuyên bố rằng các tàu ngầm của họ sẽ được sản xuất bởi những quốc gia thuộc liên minh quân sự AUKUS, do chúng có tính năng vượt trội.

Tuy nhiên Úc đã bất ngờ hủy bỏ thỏa thuận vào tháng 9/2021 và tuyên bố rằng các tàu ngầm của họ sẽ được sản xuất bởi những quốc gia thuộc liên minh quân sự AUKUS, do chúng có tính năng vượt trội.

Việc Mỹ và Anh hỗ trợ công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia dẫn tới lo ngại về việc Nga và Trung Quốc có thể thực hiện bước đi tương tự, từ đó dẫn tới việc mất kiểm soát thị trường vũ khí thế giới.

Việc Mỹ và Anh hỗ trợ công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Úc dẫn tới lo ngại về việc Nga và Trung Quốc có thể thực hiện bước đi tương tự, từ đó dẫn tới việc mất kiểm soát thị trường vũ khí thế giới. (T/H, ANTD)