Wednesday, December 4, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ngộ độc rượu methanol diễn ra như thế nào? Cách giúp giảm nhanh triệu chứng


Ngộ độc rượu methanol gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người uống. Vậy cách khắc phục khi bị ngộ độc rượu methanol là gì?

Methanol trong rượu là một chất cực độc. Khi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, gây mù và thậm chí là tử vong.

1. Thế nào là rượu methanol?

Trước khi tìm hiểu về tình trạng ngộ độc rượu methanol, mời bạn đọc tìm hiểu một số thông tin cơ bản về rượu methanol.

Tương tự như rượu ethanol, rượu methanol được sản xuất bằng hình thức chưng cất và lên men. Tuy nhiên methanol lại được lên men bằng các nguyên liệu có chứa thành phần cellulose. Chính vì vậy, rượu methanol nguyên chất sẽ có độc tính cao, không tốt cho sức khỏe và không nên uống. Song, vì lợi nhuận kinh tế, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn thực hiện việc điều chế rượu methanol và cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng. 

Methanol hay còn được gọi là cồn công nghiệp được sử dụng làm sơn hay dung môi… Đặc biệt chất này rất độc với cơ thể và không được sử dụng trong chế biến rượu như ethanol.
Cồn methanol sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde trong cơ thể. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic. Chất acid formic mới được xem là chất gây độc chính trong các trường hợp ngộ độc rượu methanol.

2. Ngộ độc rượu methanol diễn ra như thế nào?

Khi sử dụng rượu methanol, thành phần methanol có trong rượu sẽ được hấp thụ tại phổi, ruột và da. Sau từ 30 – 60 phút , nồng độ methanol có thể đạt đỉnh trong huyết tương và được chuyển hóa chậm tại gan. 

Rượu được đưa vào cơ thể, methanol chuyển hóa thành formaldehyde và sau đó tiếp tục bị oxy hóa trở thành acid formic – thành phần chính của nọc kiến. Đây chính là thủ phạm chính gây ra tình trạng ngộ độc rượu methanol đối với người uống sau khi tích tụ tại huyết thanh và làm rối loạn quá trình chuyển hóa.

Ngộ độc đối với rượu methanol có thể gây ra các ảnh hưởng trực tiếp như:

  • Làm tổn thương võng mạc.
  • Gây ra các tổn thương cho thần kinh thị giác.
  • Ảnh hưởng tới não bộ.
  • Khi tình trạng không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bị ngộ độc.
Ngộ độc methanol vẫn là một vấn đề phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới đang phát triển, đặc biệt là ở các thành viên thuộc các tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn. Điều trị ngộ độc cấp methanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng.

3. Các triệu chứng ngộ độc với rượu methanol

Triệu chứng của ngộ độc rượu methanol thường xảy ra sau khoảng 30 phút khi đưa rượu vào trong cơ thể, một số trường hợp có thể diễn ra muộn hơn. Các triệu chứng cụ thể có thể kể đến như:

  • Khó kiểm soát được hành vi, cảm xúc và đi đứng khó khăn. Triệu chứng này tương tự như người say rượu.
  • Triệu chứng nặng hơn gồm có nôn, ói mửa, đau đầu, khó thở, rơi vào tình trạng mê sảng,…
  • Các triệu chứng nghiêm trọng: tím tái người, mất ý thức, mắt mờ hoặc thậm chí là mù lòa, hôn mê, khó thở cấp, tụt huyết áp, ngừng tim dẫn đến tử vong.
Ngộ độc rượu chứa methanol có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
Ngộ độc rượu chứa methanol có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

4. Nên xử lý như thế nào khi bị ngộ độc rượu methanol?

Để xử lý, sơ cứu cho người bị ngộ độc rượu methanol, bạn cần lưu ý và thực hiện theo các bước cơ bản sau:

  • Cố gắng cho người bệnh nôn.
  • Cho bệnh uống trà đặc ấm hoặc sữa nóng để giúp bệnh nhân tỉnh táo.
  • Nới lỏng quần áo cho người bị ngộ độc.
  • Để người bệnh nằm tại nơi thoáng mát, tránh bị gió lùa trực tiếp vào.  Tư thế nằm của người bị ngộ độc rượu nên được áp dụng là nằm úp xuống giường, mặt hơi nghiêng về bên trái và 2 tay duỗi ra sau. 
  • Trong thời gian sơ cứu cho người bệnh, cần nhanh chóng gọi tới các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp y tế kịp thời. Đặc biệt là khi người bệnh có các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, khó thở, hôn mê,… 

Lưu ý: khi người bệnh có triệu chứng bị ngộ độc bởi rượu methanol, tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng các chất chống nôn (khiến chất độc bị giữ lại cơ thể lâu hơn) hoặc uống paracetamol (gây hại trực tiếp cho gan).

Nôn mửa liên tục có thể là dấu hiệu khi bị ngộ độc rượu chứa methanol
Nôn mửa liên tục có thể là dấu hiệu khi bị ngộ độc rượu chứa methanol.

Tại các cơ sở y tế, tùy theo tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ được thực hiện các phương pháp xử lý ngộ độc methanol như sau:

  • Truyền dịch, truyền đường glucose 10-20%.
  • Tiêm vitamin B1 vào bắp.
  • Đặt sonde dạ dày.
  • Hút dịch.
  • Lọc máu.
  • Sử dụng các loại thuốc giải độc đặc hiệu.

5. Người bị ngộ độc rượu methanol nên uống gì?

Sau khi đã được cấp cứu, khi ra viện thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại thực phẩm sau:

Trà xanh

Nước trà xanh được đánh giá là có tác dụng giải độc và cản bớt quá trình hấp thụ cồn trong cơ thể hiệu quả. Nguyên nhân chính là nhờ sự có mặt của thành phần axit tanic. Việc sử dụng trà xanh còn làm giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng sau ngộ độc.

Nước trà xanh có tác dụng giải ngộ độc rượu hiệu quả
Nước trà xanh có tác dụng giải ngộ độc rượu hiệu quả.

Mật ong

Nếu ngộ độc gây ra tình trạng buồn nôn, chóng mặt, khó chịu thì bạn có thể sử dụng một cốc nước mật ong ấm. Cách làm này giúp giảm các cảm giác buồn nôn hiệu quả hơn, bổ sung kali và natri cho cơ thể. Lượng đường fructose trong mật ong cũng giúp gan chuyển hóa rượu hiệu quả và giúp người bị ngộ độc phục hồi nhanh hơn.

Nước chanh

Trong nước chanh có chứa nhiều vitamin C, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, tăng sức đề kháng và giải độc hiệu quả. Với người bị ngộ độc rượu methanol, bạn có thể cho người bệnh sử dụng ngay một cốc nước chanh để làm giảm các triệu chứng ngộ độc.

Trà gừng

Khi tình trạng ngộ độc rượu diễn ra, bạn có thể cho người bệnh sử dụng trà gừng để giải độc, giảm các kích thích tại dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B được cung cấp trong gừng cũng giúp làm giảm các tác hại của rượu tới niêm mạc rượu.

Trà gừng nóng giúp người ngộ bị độc rượu giảm các triệu chứng và giải độc nhanh chóng hơn
Trà gừng nóng giúp người ngộ bị độc rượu giảm các triệu chứng và giải độc nhanh chóng hơn.

Nước bột sắn dây

Sử dụng nước sắn dây có thể hỗ trợ giải độc rượu hiệu quả hơn nhờ khả năng hỗ trợ các cơ quan như gan, bàng quang và thận. Đây cũng là loại nước dễ uống và có cách sử dụng đơn giản.

6. Cách phòng ngừa ngộ độc rượu methanol

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc rượu methanol, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu hay các đồ uống có chứa cồn và chất kích thích. Nếu phải uống, cần hạn chế lượng rượu sử dụng trong mỗi ngày.
  • Thận trọng trong việc sử dụng rượu như mua rượu tại các địa chỉ uy tín, rượu có nguồn gốc rõ ràng,…
  • Không nên sử dụng rượu khi đang đói.
  • Không nên sử dụng rượu cùng lúc với các loại đồ uống có gas.

Để bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh, nên hạn chế tối đa việc uống – sử dụng rượu bia hay các đồ uống có chứa chất kích thích. Khi nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. (T/H, MLT)