Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

JobKeeper: Những gì mà chủ nhân có thể & không thể yêu cầu nhân viên làm?

Chưa đầy hai tháng kể từ khi chính phủ Liên bang công bố gói trợ cấp tiền lương JobKeeper trị giá $70 tỷ đôla cho những người Úc bị mất việc và những người bị buộc thôi việc vì đại dịch Coronavirus.

Các nhân viên đủ điều kiện bắt đầu nhận được khoản tiền này từ đầu tháng 5 (tiền được tính từ ngày 31 tháng 3 khi mà chính phủ công bố gói này).

Thế nhưng, một số doanh nghiệp đã bị “chú ý” vì yêu cầu nhân viên trở lại làm việc để có được khoản tiền này…

Từ đó, đã có nhiều “câu hỏi” được đặt ra về việc các chủ doanh nghiệp có được “quyền” yêu cầu nhân viên của mình phải làm việc để nhận khoản tiền JobKeeper hay không?…

JOBKEEPER LÀ GÌ?

JobKeeper là một phần của gói hỗ trợ kinh tế trị giá $320 tỷ đôla của chính phủ Liên bang nhằm trợ cấp tiền lương cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Coronavirus.

Nó được thiết kế để giúp giới chủ nhân trả lương cho nhân viên trong đại dịch Coronavirus có thể tới 6 tháng, với các doanh nghiệp yêu cầu bồi hoàn từ chính phủ Liên bang thông qua Văn phòng thuế vụ Úc (ATO).

Các doanh nghiệp đủ điều kiện trước tiên phải đăng ký chương trình này trước khi đề cử nhân viên của mình nhận khoản tiền $1,500 mỗi hai tuần trước thuế.

Chính phủ Liên bang ước tính rằng khoảng 3.5 triệu công nhân Úc sẽ được hưởng lợi từ khoản tiền này và hơn 910,000 doanh nghiệp đã nộp đơn cho chương trình này.

TÔI CÓ CẦN PHẢI LÀM VIỆC ĐỂ ĐƯỢC TRẢ TIỀN JOBKEEPER HAY KHÔNG?

Zana Bytheway, Giám đốc điều hành dịch vụ pháp lý việc làm JobWatch, nói: “Dưới chương trình JobKeeper, đó không đúng luật để nhân viên nhận tiền trả này”.

Bà Bytheway nói rằng, chương trình JobKeeper là để giúp các doanh nghiệp có tiền trả cho nhân viên của họ trong đại dịch Coronavirus.

Bà nói: “Chẳng hạn như bạn làm việc hai ngày trong một tuần và bị đình chỉ do hậu quả của Coronavirus, do đó bạn ở nhà trong khoảng thời gian đó và bạn đủ điều kiện để nhận trợ cấp của JobKeeper”.

“Chủ nhân được yêu cầu chuyển toàn bộ khoản tiền $1,500 mỗi hai tuần này cho bạn, mặc dù rằng trước đây bạn chỉ nhận tiền lương khoảng $1,000 mỗi hai tuần”.

Nhưng JobKeeper không chỉ được trả cho những nhân viên bị mất việc bởi vì Coronavirus.

Bà Bytheway nói: “Bạn cũng có thể nhận được JobKeeper nếu bạn đang làm việc và bạn có khả năng làm việc”.

CHỦ NHÂN CÓ THỂ THAY ĐỔI GIỜ LÀM VIỆC CỦA TÔI?

Tùy thuộc vào thay đổi như thế nào.

Số giờ làm việc của bạn có thể được giảm tạm thời, như là một phần của “JobKeeper cho phép hướng dẫn đình chỉ” do chủ nhân của bạn thực hiện, đó là một phần của Luật công việc công bằng và cho phép chủ nhân giảm số ngày hay giờ của nhân vinê thường làm việc.

Ủy ban Thanh Tra Nơi Làm Việc Công Bằng cho biết rằng một nhân viên đủ điều kiện, có thể được hướng dẫn rằng không thể làm việc trong những ngày hay giờ làm việc bình thường, vì đại dịch Coronavirus, hoặc vì các hạn chế của chính phủ để làm chậm lại sự lây lan của virus.

Nhưng chủ nhân không được tăng số giờ làm việc của nhân viên.

Bà Jannette Armstrong, thư ký của Công đoàn tiểu bang Tasmania, nói rằng: “Chủ nhân không được yêu cầu nhân viên làm thêm giờ”.

Chủ nhân không thể nào đòi hỏi nhân viên làm thêm giờ để nhận số tiền JobKeeper $1,500 mỗi hai tuần. Đó là không hợp lý.

Nhưng chủ nhân có thể hỏi nhân viên muốn làm thêm giờ hay không, và điều đó là “hợp lý”.

Việc nhân viên có muốn làm thêm giờ hay không, là tùy thuộc vào nhân viên. Và nhân viên đó có thể từ chối nếu không muốn.

Bà Armstrong nói: “Có nhiều lý do tại sao không hợp lý hay không, tùy thuộc vào giờ giấc của nhân viên đó”.

“Rất nhiều người đang ở trong những tình huống mới, trong đó họ phải ở nhà và chăm sóc con em của mình học tại nhà vì trường học đóng cửa”.

NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA TÔI CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG?

Tương tự như số lượng giờ làm việc, công việc của bạn cũng có thể được thay đổi.

Bà Bytheway cho biết, để điều đó xảy ra, một số điều kiện cần phải được đáp ứng.

Bà nói: “Bạn phải xem xét sự an toàn, bạn phải xem xét các kỹ năng và năng lực của người đó để làm điều đó, và điều tất nhiên, nếu có giấy phép và bằng cấp liên quan, thì đó cũng là điều nên suy nghĩ lại”.

Ủy ban Thanh Tra Nơi Làm Việc Công Bằng nói rằng cần phải “hợp lý”, nếu không thì không nên áp dụng.

Các công việc cũng phải liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp/công ty, nơi mà họ làm việc, có nghĩa là các công việc “kỳ lạ” có thể sẽ không phù hợp.

Một số công việc có mức lương cao hơn, tùy thuộc vào “phần thưởng” hay hợp đồng thỏa thuận.

Cũng trong đường hướng đó, chủ nhân không thể giảm tiền lương, nếu nhân viên làm một công việc khác có mức lương thấp hơn.

Chủ nhân không thể thay đổi công việc của nhân viên ngay lập tức.

Ủy ban Thanh Tra Nơi Làm việc Công Bằng cho biết rằng chủ nhân cần phải thông báo cho nhân viên biết về bất cứ sự thay đổi nào trong công việc, ít nhất là 3 ngày trước khi được thực hiện, thông qua hướng dẫn cho phép của JobKeeper, thảo khảo ý kiến của nhân viên và được nhân viên đồng ý trên văn bản.

TÔI NÊN LÀM GÌ, NẾU SẾP KHÔNG TUÂN THEO CÁC QUY TẮC?

Bà Armstrong khuyến khích nhân viên nên nêu vấn đề này với chủ nhân khi họ cảm thấy không thoải mái.

Bà Armstrong nói: “Nhưng tôi khuyên họ nên tìm kiếm sự giúp đỡ và những lời tư vấn về các quyền lợi của mình trước khi nói với chủ nhân”.

Bà nói rằng đây cũng có thể là “tranh chấp” về JobKeeper và sẽ được coi là vấn đề của Ủy ban Thanh Tra Nơi Làm Việc Công Bằng.

“Sau đó sẽ được phân xử, hòa giải về các tranh chấp và đưa ra một phương hướng để thực hiện”.

Phát ngôn viên của Ủy ban Thanh Tra Nơi Làm Việc Công bằng nói rằng bất cứ ai có thắc mắc về nghĩa vụ nơi làm việc của mình, có thể gọi cho Thanh tra viên qua số 13 13 94 hay thông qua trang mạng fairwork.gov.au

(NQ)