Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hồ sơ gián điệp của 2 triệu đảng viên Trung Cộng bị lộ

Vào ngày Thứ Hai 14/12, một số tờ báo vừa công bố tin gây lo ngại.

Một bộ hồ sơ ghi danh tính 1,95 triệu người Trung Quốc, bị cho là đảng viên Cộng sản, đã bị lộ và cung cấp cho một số tờ báo phương Tây.

Vụ này tạo ra lo ngại liệu có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công cài người vào làm nhân viên của nhiều cơ quan nhà nước, tập đoàn hàng đầu thế giới nhiều năm qua.

Hồ sơ bị lộ được cho là ghi lại cấp bậc trong đảng, ngày sinh, số chứng minh nhân dân của các đảng viên này.

Những người này được ghi là làm tại các cơ quan như Boeing, Volkswagen, Pfizer, AstraZeneca, ANZ, HSBC, HP và lãnh sự quán Anh, Mỹ, Úc tại Thượng Hải…

Hồ sơ được giới đối kháng tại Trung Quốc lấy đi từ một máy chủ tại Thượng Hải năm 2016.

Tháng Chín 2020, họ chuyển cho một nhóm gọi là Inter-Parliamentary Alliance on China, một nhóm tập hợp 150 nghị sĩ các nước có chung lo ngại về Trung Quốc.

Tháng 10, nhóm nghị này chuyển tài liệu cho 4 cơ quan báo chí là The Australian ở Úc, The Sunday Mail ở Anh, De Standaard ở Bỉ và một biên tập viên tại Thụy Điển.

Ngày 14/12, báo Úc The Australian và một số tờ báo bắt đầu đưa tin.

IPAC đã gửi các tài liệu cho 4 tổ chức truyền thông, tờ Daily Mail của Anh và hãng tin Sky News của Úc đưa tin hôm Chủ Nhật 12/12.

Tổ chức IPAC, một liên minh toàn cầu gồm các nhà lập pháp, đã có được cơ sở dữ liệu từ một người giấu tên tại Trung Quốc. Sau đó, IPAC đã gửi các tài liệu cho 4 tổ chức truyền thông, tờ Daily Mail của Anh và hãng tin Sky News của Úc đưa tin hôm Chủ Nhật 12/12.

Trong một tuyên bố vào ngày 13/11, IPAC cho biết, một trong những đại diện của họ đã nhận được cơ sở dữ liệu từ một “nguồn phi chính phủ”. Liên minh này đã cử các chuyên gia xác minh danh sách trong cơ sở dữ liệu.

Liên minh tuyên bố: “IPAC sẽ thúc đẩy các chính phủ và công ty có hành động, đưa ra biện pháp mà họ sẽ thực hiện để bảo vệ các giá trị của mình trước sự xâm nhập [của ĐCSTQ]”.

Theo cơ quan này, cơ sở dữ liệu bao gồm tên, ngày tháng năm sinh và dân tộc; một số bảng ghi còn có địa chỉ và số điện thoại. Cơ sở dữ liệu lần đầu tiên bị rò rỉ trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Trước đó, những người được cho là bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc đã trích xuất cơ sở dữ liệu này vào năm 2016 từ một máy chủ ở Thượng Hải.

Hầu hết các đảng viên ĐCSTQ trong cơ sở dữ liệu này đều từ thành phố Thượng Hải.

The Sunday Mail của Anh, nơi nhận được hồ sơ, viết rằng hồ sơ ban đầu bị lộ ra trên app Telegram.

Phân tích hồ sơ cho biết rằng tập đoàn dược phẩm Pfizer và AstraZeneca có 123 nhân viên là đảng viên cộng sản Trung Quốc.

Các báo nói rõ là đến nay không có bằng chứng là các đảng viên này làm công tác theo dõi tình báo cho Trung Quốc.

Nhưng thông tin này tạo ra lo ngại rằng việc cơ quan nhà nước và tập đoàn Tây phương thuê mướn đảng viên Trung Quốc, có thể khiến xảy ra rủi ro an ninh. (T/H, BBC)