Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hàng triệu người dân thế giới đón Lễ Phục Sinh trong đại dịch COVID-19

Trong bài phát biểu quan trọng nhân ngày Lễ Phục Sinh, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi nhanh chóng triển khai vắc-xin phòng COVID-19 tới các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Pope Francis delivers a blessing after celebrating Easter Mass [Filippo Monteforte/Reuters]
Giáo hoàng Phanxicô hướng đến những người dễ tổn thương nhất, những người đang đau khổ vì bệnh Covid-19, những người tị nạn, những người bị đại dịch đẩy vào cảnh khốn cùng, và đặc biệt là cư dân các nước đang có chiến tranh, như Syria, Yemen, Libya hay một số quốc gia khác tại châu Phi. Ngài nói: “Dịch bệnh đang hoành hành, khủng hoảng xã hội và kinh tế đang còn rất nặng nề, đặc biệt đối với những người nghèo khó nhất, bất chấp những điều đó, và thật là hổ thẹn, khi các xung đột vũ trang vẫn diễn ra, vũ khí vẫn được tăng cường”. (Hình Reuters)

Ngày 4/4, hàng triệu người theo đạo Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới kỷ niệm ngày Lễ Phục Sinh thứ 2 trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống đại dịch COVID-19.

Trong bài phát biểu quan trọng nhân ngày Lễ Phục Sinh, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi nhanh chóng triển khai vắc-xin phòng COVID-19 tới các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, gọi đây là công cụ cần thiết để đẩy lùi đại dịch.

Lễ Phục Sinh là thánh lễ linh thiêng nhất của cộng đồng hơn 1.3 tỷ người Công giáo.

Trong bài phát biểu chính tại Thánh đường St. Peter, Vatican, Giáo hoàng Francis tập trung kêu gọi bảo vệ những nhóm người dễ bị tác động nhất vì đại dịch COVID-19 gồm những người ốm đau, người nhập cư, người gặp khó khăn về kinh tế và những người sống ở các quốc gia chìm trong chiến sự như Syria, Yemen và Libya.

A deserted St Peter’s Square on Easter Sunday
Quảng trường St Peter’s vắng vẻ trong ngày Chủ nhật Phục sinh. (Hình AFP/Getty).

Phát biểu trước khoảng 100 người tham gia buổi lễ tại Thánh đường St. Peter, Giáo hoàng Francis cho rằng đại dịch vẫn đang lây lan trong khi khủng hoảng xã hội và kinh tế vẫn rất nghiêm trọng, đặc biệt với người nghèo.

Đánh giá vắc-xin phòng bệnh là một công cụ thiết yếu trong cuộc chiến này, Giáo hoàng Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế khắc phục tình trạng chậm phân phối vắc-xin, đặc biệt là các kế hoạch phân phối cho các quốc gia nghèo.

Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9/2020, vị Giáo hoàng 84 tuổi cũng đã cảnh báo các nước giàu không tích trữ vắc-xin, gián tiếp làm ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận vắc-xin dành cho nhóm những người dễ chịu tổn thương.

Bên cạnh vấn đề vắc-xin, Giáo hoàng Francis cũng bày tỏ lo ngại khi tình trạng xung đột bạo lực vẫn tiếp diễn trên toàn thế giới.

Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Syria và Yemen, kêu gọi đối thoại Israel và Palestine, chấm dứt bạo lực tại châu Phi.

Đức giáo hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô, Vatican, ngày 04/04/2021.
Đức giáo hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ Phục Sinh tại Đền thờ thánh Phêrô, Vatican, ngày 04/04/2021. (Hình Reuters)

Hiện nhiều tín đồ Công giáo trên thế giới phải đón lễ trong không khí trầm lắng do dịch bệnh vẫn diễn biến xấu ở nhiều khu vực.

Trên thực tế, dù nhiều quốc gia đã dần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng bệnh nhưng các đợt bùng phát mới vẫn xảy ra khiến giới chức các nước từ Canada ở Bắc Mỹ cho tới châu Âu và Nam Mỹ buộc phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế.

Ở châu Âu, các biện pháp hạn chế cấp độ cao hơn đã được triển khai tại Bỉ và Pháp, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện đang lan nhanh, đẩy nhiều bệnh viện vào tình trạng quá tải.

Phía bên kia Đại Tây Dương, số ca mắc COVID-19 tại Canada vượt ngưỡng 1 triệu ca khi quốc gia này đang đương đầu với làn sóng lây nhiễm mới.

Một số tỉnh đã siết chặt các biện pháp hạn chế trước kỳ nghỉ lễ Phục Sinh trong cuối tuần này.

Tại Nam Mỹ, không khí lễ hội cũng trầm lắng khi Brazil đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất với sự hoành hành của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tình hình dịch bệnh diễn biến xấu cũng khiến người dân Peru đón lễ Phục Sinh trong tình trạng phong tỏa trong khi nước láng giềng Bolivia buộc phải đóng cửa khẩu với Brazil trong khi Chile đóng cửa tất cả các đường biên giới.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 12/2019, tới nay thế giới ghi nhận hơn 131 triệu ca bệnh, trong đó có hơn 2.8 triệu ca tử vong (theo worldometers.info)./. (VN+)