Saturday, April 20, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Giá cả tiếp tục tăng: Đây là những thứ trở nên đắt nhất…

Theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố trong tuần này, so với chỉ một tháng trước đây, người tiêu dùng đang trả nhiều hơn một chút cho hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, so với một năm trước, thì người tiêu dùng đang phải trả nhiều hơn đáng kể. 

Bộ Lao động báo cáo rằng chỉ số giá tiêu dùng, một thước đo lạm phát chính đo lường mức độ người Mỹ trả cho hàng hóa và dịch vụ, đã tăng khoảng 0.4% trong tháng Chín. Giá cả hàng năm đã tăng 5.4%, con số mà một số người ghi nhận là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 1/1991.

Báo cáo của cơ quan này (pdf), được công bố hôm thứ Tư (13/10), phân tích mức giá đã tăng đối với một số dịch vụ và hàng hóa chính, bao gồm giá khí đốt, giá thực phẩm, điện, và xe hơi đã qua sử dụng:

  • Xăng: 42.1 %
  • Thịt, gia cầm, cá, và trứng: 10.5%
  • Propan, dầu hỏa, và củi: 27.6%
  • Dầu nhiên liệu: 42.6%
  • Điện: 5.2 %
  • Bơ đậu phộng: 6.2 % 
  • Cà phê: 4.0 % 
  • Thịt xông khói và các sản phẩm tương tự: 19.3%
  • Bò bít tết chưa nấu: 22.1%
  • Nội thất: 11.2 %
  • Xe hơi và xe tải đã qua sử dụng: 24.4%
  • Xe hơi và xe tải mới: 8.4%
  • Xe hơi cho thuê: 42.9%
  • Giày dép: 6.5%
  • Bảo dưỡng và sửa chữa xe cơ giới: 4.0%
  • Dịch vụ bưu chính và chuyển phát: 3.2%
  • Cắt tóc và các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác: 5.0 %
  • Đồ thể thao: 7.5%
  • Thiết bị: 7.1 %
  • Giá trên thực đơn của nhà hàng: 4.7 %
  • Cho thuê: 2.9 %

Trong khi một số nhà kinh tế, bao gồm cả những người tại Cục Dự trữ Liên bang, đã nhấn mạnh rằng sự gia tăng lạm phát hiện nay chỉ là tạm thời, thì giá cả đã tiếp tục tăng. Theo dữ liệu của Bộ Lao động, tiền lương chỉ tăng 4.6% so với năm trước, có nghĩa là lạm phát đang cao hơn tốc độ tăng lương. 

Các nhà phân tích đã đổ lỗi cho sự kết hợp của các yếu tố gây ra sự gia tăng lạm phát, bao gồm những gián đoạn chuỗi cung ứng và tắc nghẽn, tình trạng thiếu năng lượng ở Á Châu-Thái Bình Dương và Âu Châu, cũng như những lo ngại liên quan đến COVID-19 và những áp buộc về việc chích ngừa vắc-xin.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/10, Chủ tịch Đại học Queen và nhà kinh tế Mohamed El-Erian, cho biết ông tin rằng lạm phát sẽ trở thành vấn đề “càng ngày càng trở thành một vấn đề đối với các thị trường” và lạm phát sẽ “phân tách những người được và những kẻ mất theo một cách mạnh mẽ.”

955Khách hàng mua sắm sản phẩm tại một siêu thị ở Chicago, Illinois, hôm 10/06/2021. (Hình Getty).

Nhưng hôm thứ Tư (13/10), chính phủ ông Biden đã đưa ra một loạt tuyên bố, các thông cáo tin tức, và các thông báo rằng Tòa Bạch Ốc sẽ cố gắng giảm bớt các vấn đề về chuỗi cung ứng, cụ thể là yêu cầu các công ty vận tải biển như FedEx và UPS dành nhiều ca làm việc hơn để giải quyết các vấn đề tắc nghẽn. Chính phủ cũng yêu cầu Cảng Los Angeles làm việc suốt ngày đêm, bảy ngày một tuần, trong bối cảnh container vận chuyển tồn đọng.

Tuần này, các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa đã công kích chính phủ Tổng thống Biden và Đảng Dân Chủ, cho rằng các chính sách của họ—bao gồm cả những chính sách tập trung vào biến đổi khí hậu—đã góp phần đáng kể vào lạm phát hàng năm.

Theo thư ký báo chí Jen Psaki, Tòa Bạch Ốc cũng đang cân nhắc các bước để giải quyết tình trạng thiếu khí đốt và tăng giá, bà nói với các phóng viên hôm thứ Tư (13/10) rằng ông Biden “đã yêu cầu nhóm kinh tế của ông ấy, như nhóm này thực hiện đối với bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến công chúng, tiếp tục thảo luận về những lựa chọn mà chúng ta có thể thực hiện để giải quyết những thiếu hụt này.”

Không giải thích chi tiết, bà Psaki nói rằng bà “chưa có đủ khả năng để vạch ra các bước bổ sung mà chúng tôi có thể thực hiện” và nói rằng có một “loạt” các bước mà chính phủ Tổng thống Biden có thể thực hiện. (ETV)