Đột biến COVID-19 ở chồn có thể vô hiệu hóa vắc-xin, tạo ra bệnh dịch nguy hiểm hơn?
Cơ quan y tế Châu Âu (EU) cảnh báo việc lây truyền COVID-19 giữa các quần thể chồn có thể dẫn đến sự đột biến nhanh chóng của virus này, trước khi lây sang người…
Số ca nhiễm có thể xảy ra ở một trang trại da lông thú đồng nghĩa với “virus trong chồn có thể tích lũy các đột biến nhanh hơn.” – Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho biết. Tổ chức này gần đây cũng đã ban hành hướng dẫn mới để hạn chế sự lây lan virus Corona giữa chồn và con người.
Tại Đan Mạch, 214 người được xác định là đã nhiễm các biến thể virus Corona liên quan đến chồn nuôi – 12 trong số đó có đặc điểm của một biến thể độc nhất.
Biến thể này, còn được gọi là Cluster 5, được cho là kém nhạy cảm đối với các kháng thể trung hòa ở cả chồn và người.
Ít nhất 216 trang trại da lông thú của Đan Mạch đã được cho là bị nhiễm virus Corona, và quốc gia này có kế hoạch tiêu hủy tất cả 15 triệu động vật ở 1.139 trang trại.
Trong khi đó, nhà đấu giá da lông thú lớn nhất thế giới – Kopenhagen Fur – đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa trong vòng 2-3 năm tới.
Khi virus Corona nhân lên, nó cũng đồng thời tiến hóa. Nhưng cho đến nay chưa có đột biến nào được xác định có thể thay đổi khả năng lây truyền hoặc tử vong của chúng virus này.
Tuy nhiên, những đột biến như ở chồn sẽ đi kèm với nguy cơ virus có thể dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn, làm thay đổi nguy cơ tái nhiễm và nhấn chìm các vắc-xin tương lai.
ECDC cũng đưa cảnh báo: “Việc tạo ra một ổ chứa virus trong chồn có thể làm phát sinh các biến thể virus có vấn đề trong tương lai”.
Tổ chức này cho biết thêm: “Hiện nay còn nhiều điều chưa chắc chắn và cần phải điều tra sâu hơn về bản chất của những đột biến này, cũng như tác động của chúng đối với các vấn đề như hiệu quả của vắc-xin, sự tái nhiễm và sự lây truyền hoặc mức độ nghiêm trọng của virus”.
ECDC đã khuyến nghị các quốc gia áp dụng một số biện pháp bảo vệ tại các trang trại nuôi chồn, bao gồm việc thường xuyên kiểm tra công nhân và cư dân địa phương. Đồng thời giải mã trình tự gen để kiểm tra các đột biến nếu có xuất hiện bất kỳ ca mắc COVID-19 nào.
Cơ quan y tế này cũng kêu gọi các động vật phải được kiểm tra định kỳ, cũng như đưa ra các biện pháp cảnh báo bổ sung để hạn chế khả năng lây lan virus từ chồn sang người.
Các biện pháp có thể bao gồm tiêu hủy chồn và tiêu hủy da từ các trang trại bị nhiễm bệnh, cũng như các biện pháp phòng ngừa cao độ giữa các bác sĩ thú y, nhà sản xuất chồn và các đối tác trong ngành công nghiệp da lông thú.
Báo cáo của ECDC lưu ý rằng đối với quần thể người nói chung, nguy cơ từ các biến chủng virus corona có liên quan với chồn là tương đối thấp. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ cao hơn nhiều đối với những người làm việc với chồn và những người dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe, đồng thời sống ở các khu vực tập trung nhiều trang trại lấy da lông thú.
Từ phía Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì vẫn còn “một chặng đường dài để đưa ra quyết định” về việc liệu các chủng đột biến của COVID-19 từ chồn có thể gây ra mối đe dọa con người hay không – Michael J.Ryan, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm của WHO tuần trước.
Theo cựu quan chức của WHO, chuyên gia y tế toàn cầu David Heymann thuộc tổ chức nghiên cứu Chatham House, một dòng virus đột biến từ trại nuôi chồn sẽ không có khả năng thay đổi diễn biến của đại dịch.
Ông cho biết: “Loại virus này có ở mọi quốc gia và nó biến đổi khác nhau ở mỗi quốc gia. Để loại virus từ chồn này có thể thay thế virus [ở] các quốc gia khác và ảnh hưởng đến vắc-xin, nó sẽ phải thích nghi tốt hơn các virus hiện hành khác và lây lan dễ dàng hơn, nhanh hơn”.
Ngược lại, Giám đốc của Humane Society quốc tế/Châu Âu, Joanna Swabe cho biết: “Báo cáo của ECDC đã chỉ ra các trang trại da lông thú là những nhà máy sản xuất virus tiềm năng có khả năng tạo ra các đột biến của COVID-19, và thậm chí làm xói mòn tiến bộ y tế hướng tới các phương pháp điều trị đáng tin cậy”.
“Báo cáo xác thực thêm quyết định của chính phủ Đan Mạch để ứng phó với nguy cơ sức khỏe cộng đồng do buôn bán da lông thú gây ra,” và cũng là “lời cảnh tỉnh nghiêm túc đối với các nước nuôi chồn nhưng chưa xét nghiệm chồn một cách có hệ thống, để [họ] có hành động khẩn cấp”. (NTD)