Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chán nản vì ông Trump hồi phục nhanh, truyền thông Trung Quốc loan tin giả

Trump GIFs | Tenor

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhanh chóng phục hồi chỉ sau 3 ngày ở trong bệnh viện điều trị Covid-19. Tin tức này dường như đã làm thất vọng các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc, vốn là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chán nản vì ông Trump hồi phục nhanh, truyền thông Trung Quốc loan tin giả 
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đứng trên Ban công Truman tại Nhà Trắng sau khi ông trở về từ Trung tâm Y tế Walter Reed sau 3 ngày điều trị COVID-19, ở Washington, DC, vào ngày 5/10/2020 (Nguồn ảnh: NICHOLAS KAMM / AFP / Getty Images)

Hai tiếng rưỡi sau khi Tổng thống Trump xuất viện vào ngày 6/10 theo giờ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – tờ Tân Hoa xã đưa tin rằng: “Đội ngũ y tế của Trump nói rằng, ông ấy vẫn chưa hoàn toàn hồi phục… Ông ấy sẽ được chăm sóc y tế 24 giờ tại Nhà Trắng. … Ông ấy sẽ làm việc trực tuyến hoặc hoãn tất cả các chiến dịch bầu cử”.

Vào thời điểm đó, trong một cuộc họp báo, bác sĩ của Tổng thống Trump đã thông báo rằng, Tổng thống Trump đã không bị sốt trong hơn 72 giờ qua và nồng độ oxy của ông ở mức bình thường.

How The Right Co-Opted 'Fake News'

Trước khi rời bệnh viện, Tổng thống Trump cũng viết trên twitter của mình rằng ông sẽ sớm tiếp tục các hoạt động vận động tranh cử.

Tờ Tân Hoa xã đã không công bố bức ảnh chụp cận cảnh Tổng thống Trump khi trở lại Nhà Trắng vào tối hôm 5/10 theo giờ địa phương tại Mỹ, mà thay vào đó chọn một bức ảnh được chụp từ trên không.

Nhà bình luận các vấn đề chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, Zhong Yuan, đã phân tích vào ngày 7/10 rằng: “Tân Hoa Xã cố ý tránh sử dụng bức ảnh [cận cảnh mặt Tổng thống] Trump [vì lo sợ bức ảnh] cho thấy ông ấy tràn đầy năng lượng. Điều này sẽ là minh chứng cho việc giới truyền thông nhà nước [Trung Quốc] đã thất vọng như thế nào”.

Hơn nữa, tin tức giả mạo về tình trạng sức khỏe của Tổng thống Trump đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

TT Trump trở lại Phòng Bầu dục lần đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà Trắng
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chào các phi công trực thăng Marine One sau khi trở về Nhà Trắng từ Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed vào ngày 5/10/2020 tại Washington, DC. Ông Trump đã phải nhập viện 3 ngày vì nhiễm virus Corona Vũ Hán. (Ảnh của Win McNamee / Getty Images)

Tin giả

Kể từ ngày 6/10, một câu chuyện tin tức giả đã được lan truyền rộng rãi trên internet Trung Quốc.

Bài đăng bao gồm ảnh chụp màn hình ông Trump đang phát biểu trên truyền hình, với phụ đề sau: “Các bác sĩ cho biết họ chưa bao giờ thấy một cơ thể nào có thể diệt được virus Corona như cơ thể tôi. Họ đã kiểm tra DNA của tôi và đó không phải là DNA. Đó là USA (Hoa Kỳ)”.

The Epoch Times đã kiểm tra, đó là bức ảnh từ một bài đăng trên Twitter vào ngày 3/10 của Keaton Patti – một nhà văn kiêm diễn viên hài sống ở thành phố New York.

Các bài đăng trên mạng xã hội của Trung Quốc cho rằng, đó là từ bài phát biểu của Tổng thống Trump vào ngày 4/10 tại trung tâm y tế, nhưng trên thực tế ông Trump không đưa ra bình luận nào với nội dung như thế.

Các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc cũng lan truyền những tin đồn khác, chẳng hạn như hơn 30 người nhiễm virus từ Trump; sự trở lại của ông Trump gây ra hỗn loạn tại Nhà Trắng; và một thuyết âm mưu rằng ông Trump không thực sự bị nhiễm bệnh.

Đồng thời, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã gửi lời chúc sức khỏe tới Tổng thống Trump và cho biết, họ mong chờ cuộc tranh luận giữa Trump và ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 15/10.

Vào ngày 7/0, bác sĩ của Tổng thống Trump là ông Sean Conley, cho biết, Tổng thống đã có các kháng thể ngừa virus Corona Vũ Hán trong máu và không bị sốt trong hơn 4 ngày qua và không có triệu chứng trong hơn 24 giờ qua.

Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu tại trụ sở của cơ quan này ở Bắc Kinh. Ảnh: New York Times.
Tổng biên tập Hồ Tích Chiến của Thời báo Hoàn Cầu tại trụ sở của cơ quan này ở Bắc Kinh. Ảnh: New York Times.

Bình luận của quan chức ĐCSTQ

Ông Hồ Tích Chiến (Hu Xijin) – Tổng Biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Trung Quốc, cũng đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc: “Tổng thống Trump đã xuất viện. Thật khó để nói rằng trường hợp của ông ấy có thể là một ví dụ điển hình về việc [Hoa Kỳ] chống lại virus Corona, bởi vì pháp đồ điều trị mà ông ấy nhận được là điều mà một người Mỹ bình thường không thể tiếp cận được”.

Bình luận ​​của ông Hồ cũng tương tự như ý kiến của những quan chức Trung Quốc khác. Ví dụ, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), đã đăng trên Twitter rằng, bà hy vọng tất cả bệnh nhân Mỹ có thể nhận được sự điều trị và chăm sóc “tốt nhất” như của ông Trump.

Cả bài đăng của ông Hồ và bà Hoa đều bị cư dân mạng Trung Quốc và các nước khác lên tiếng chỉ trích.

Cư dân mạng Trung Quốc có tên là Rangwomen Yonggan Shuohuaba đã viết một cách châm biếm trên Weibo rằng, một quan chức ĐCSTQ điển hình cũng sẽ được đối xử đặc biệt.

Hàng trăm cư dân mạng đã bàn tán về đặc quyền mà các quan chức Trung Quốc được hưởng và phàn nàn về việc công dân Trung Quốc phổ thông gặp khó khăn như thế nào khi đến điều trị tại bệnh viện ở Trung Quốc do chi phí cao và năng lực bác sĩ hạn chế – nhưng sẽ ưu tiên các quan chức ĐCSTQ.

Donald Trump GIF by GIPHY News - Find & Share on GIPHY

Bình luận sau bài đăng trên twitter của bà Hoa, người dùng cũng chỉ trích những đối xử bất công ở Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh sự trớ trêu khi bà Hoa được phép sử dụng Twitter – một nền tảng bị cấm tại Trung Quốc.

Người dùng có tên là Eilwek viết rằng: “Twitter và Facebook bị cấm ở Trung Quốc. Nhưng người phát ngôn của ĐCSTQ đang sử dụng mạng này để nói chuyện với thế giới. Đạo đức giả hết mức”.

Một người dùng tên là Krishna Prasanth viết cho bà Hoa: “Hãy ngừng phát tán virus ra khắp thế giới. Mọi người sẽ hạnh phúc hơn nhiều”.

Cư dân mạng có tên Shanye Zhiren đã đăng một đoạn video, được cho là quay cảnh một bệnh nhân nhảy khỏi tòa nhà tại Bệnh viện số 1 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, ở phía đông bắc Trung Quốc. Người dùng này nói rằng, bệnh nhân đã tự sát vì anh ta quá nghèo không đủ tiền trả viện phí. (NTD)