Thursday, January 23, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Các ca tử vong tại châu Âu không liên quan đến vắc-xin COVID-19

Mặc dù hàng chục người đã tử vong ngay sau khi được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhưng giới khoa học khẳng định loại vắc-xin này không phải là nguyên nhân dẫn đến vụ việc đáng tiếc trên. 

Chú thích ảnh
Một người cao tuổi tiêm vắc-xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Pháp. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn AFP đưa tin cơ quan y tế của các nước đều nhấn mạnh rằng đa số các vụ tử vong sau khi tiêm vắc-xin đều là những người già dễ bị tổn thương và có bệnh nền. Dưới đây là đánh giá của một số nước châu Âu xảy ra tình trạng trên:

Na Uy đã làm dấy lên báo động vào tuần trước khi nước này có đến 33 ca tử vong trong tổng số 20.000 người về hưu được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. 

Viện Y tế Cộng đồng Na Uy cho biết có ít nhất 13 người tử vong sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, những người này không chỉ rất cao tuổi mà còn mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng chưa có phân tích nào chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên nhưng với các bệnh nhân lớn tuổi và dễ bị tổn thương thì các tác dụng phụ thông thường của việc tiêm chủng như sốt hoặc buồn nôn đều có thể góp phần dẫn đến cái chết.

Các thông tin tử vong tại Na Uy đã lan truyền sự quan ngại cũng như gia tăng sự hoài nghi của những người phản đối vắc-xin, buộc chính quyền nhiều nước phải lên tiếng khẳng định không có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin và những người tử vong sau khi tiêm chủng. 

29 nguoi chet sau khi tiem vaccine Covid-19 o Na Uy anh 1
Báo cáo đầu tiên trên toàn châu Âu về độ an toàn của vắc-xin Pfizer-BioNTech có thể sẽ được công bố vào cuối tháng 1. Ảnh: AFP.

Cho đến ngày 22/1 vừa qua, nước Pháp đã có khoảng 800.000 người được tiêm chủng, trong đó có 9 người chết vì các bệnh mãn tính tại các trung tâm chăm sóc y tế hoặc tại nhà. Cơ quan dược phẩm quốc gia của Pháp ANSM cung cấp thông tin dựa trên các bằng chứng hiện có rằng: “Không thể đưa ra kết luận rằng những ca tử vong có liên quan đến việc tiêm chủng”.

Trong số 13 người cao tuổi tử vong sau tiêm tại Thụy Điển và 7 người tại Iceland, không có mối liên hệ nào với việc tiêm vắc-xin. Tại Bồ Đào Nha, một nhân viên chăm sóc y tế chết sau 2 ngày tiêm chủng song Bộ Tư pháp nước này thông báo kết quả khám nghiệm tử thi không phát hiện liên quan đến việc tiêm ngừa COVID-19. 

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết mặc dù có những ca tử vong nhưng tới nay chưa có quan ngại cụ thể nào được ghi nhận đối với loại vắc-xin Comirnaty – tên thương mại của vắc-xin Pfizer. EMA nhấn mạnh chính quyền các nước cần điều tra về các ca tử vong để quyết định liệu vắc-xin có phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của những người chết vừa qua không.

Cơ quan chức năng của các nước và Ủy ban châu Âu cần phải kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến tiêm vắc-xin được báo cáo bởi các chuyên gia y tế, công ty dược phẩm và bệnh nhân. Hiện tại, số lượng và nguyên nhân của những trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin đều không có vấn đề bất thường. 

Chú thích ảnh
Ông Svein Andersen (67 tuổi), sống tại viện dưỡng lão Ellingsrudhjemmet, đã trở thành người Na Uy đầu tiên thực hiện tiêm vắc-xin. Ảnh: AFP.

Tại nhiều nước như Pháp, Na Uy, Anh và Tây Ban Nha, những người dễ bị tổn thương và lớn tuổi được ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 trước. Cơ quan quản lý dược phẩm MHRA của Vương quốc Anh cho biết: “Không bất ngờ khi một số người trong nhóm đối tượng trên có thể tự nhiên ốm mệt hoặc tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn sau khi tiêm chủng. Thế nhưng, vắc-xin không đóng bất kỳ vai trò nào trong các trường hợp đó”. Tử vong là vấn đề rất nhạy cảm và có rất nhiều cách tiếp cận để cung cấp thông tin cho công chúng. 

Pháp cùng vài nước Bắc Âu đã lập báo cáo các trường hợp tử vong sau tiêm cũng như nêu rõ các tác dụng phụ của tiêm vắc-xin ngay cả khi không có mối liên hệ nào được thiết lập. 

Trong thời gian tới, MHRA sẽ ra tuyên bố liên quan các trường hợp tử vong nhằm tránh lan rộng tình trạng báo động do tiêm chủng. Cơ quan này tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể tất cả các phản ứng nghi ngờ được báo cáo liên quan đến việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cùng với những đánh giá của chúng tôi một cách thường xuyên trong tương lai”.

Giới chức y tế của châu Âu khẳng định các ca tử vong không đặt ra bất kỳ hoài nghi nào về tính an toàn của các loại vắc-xin. Na Uy đã không điều chỉnh chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19. Quốc gia này đã khuyến cáo các bác sỹ đánh giá toàn diện sức khỏe của các bệnh nhân dễ bị tổn thương trước khi tiêm chủng, một chính sách được rất nhiều nước thực hiện.

Theo như thống kê của AFP cho đến ngày 23/1, toàn cầu đã có hơn 60 triệu liều vắc-xin được tiêm tại ít nhất 64 nước và vùng lãnh thổ. (BTT)