Tuesday, January 21, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc-xin Covid-19 không?


Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc-xin Covid-19 không? Liệu việc tiêm vắc-xin đối với nhóm người này sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ hơn hay không? Tiến sĩ Weisi Yan, phó giáo sư lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson, nói rằng vắc-xin không chống chỉ định đối với hầu hết các bệnh ung thư, nhưng vẫn có một số bệnh nằm trong phạm vi ngoại lệ.

Bệnh nhân ung thư có thích hợp để tiêm vắc-xin hay không còn tùy thuộc vào đặc điểm khối u trên cơ thể của họ. Hình Max Pixel

Những bệnh ung thư không thích hợp với vắc-xin Covid-19

Bệnh nhân ung thư có thích hợp để tiêm vắc-xin hay không còn tùy thuộc vào đặc điểm khối u trên cơ thể của họ. 

Còn đối với các bệnh ung thư không phải dạng rắn như ung thư hạch, ung thư máu thì khả năng miễn dịch của những bệnh nhân này rất thấp, dù tiêm phòng cũng không bảo vệ được.

Vì vậy, những người này nên hoãn điều trị hoặc đợi đến khi điều trị xong, đồng thời xem xét khả năng phục hồi miễn dịch trước khi tiến hành tiêm chủng.

Đối với bệnh nhân ung thư là trẻ em dưới 16 tuổi, các chuyên gia không khuyến khích tiêm chủng. Tất cả dữ liệu an toàn của vắc-xin hiện vẫn đang dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàng cho người lớn trên 16 tuổi.

Những điều cần chú ý khi tiêm phòng đối với người mắc các bệnh ung thư khác nhau

● Ung thư phổi

Nói chung, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin không bao gồm bệnh nhân ung thư, nhưng theo một nghiên cứu ở Hồng Kông, vắc-xin có thể phần nào ngăn chặn hiệu quả sự nhân lên của virus và giảm số lượng của chúng trong phổi.

Nếu bệnh nhân đang mắc ung thư giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, chức năng phổi đặc biệt kém, khả năng phát triển bệnh nặng là rất cao, tiêm phòng có thể đóng một vai trò bảo vệ nhất định, giảm nguy cơ phải thở máy trong trường hợp nhiễm virus.

Tránh lây nhiễm coronavirus mới không phải là tác dụng duy nhất của vắc-xin. Một chức năng quan trọng khác của vắc-xin là ngăn ngừa sự phát triển của bệnh nặng sau khi nhiễm.

Nếu là ung thư phổi giai đoạn đầu kèm chức năng phổi vẫn ổn thì không cần thiết phải tiêm vắc-xin. Nếu lo lắng về các tác dụng phụ có thể xảy ra của vắc-xin, bạn có thể thảo luận với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

● Các bệnh ung thư “rắn” khác

Các bệnh ung thư “rắn”, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư gan, không có nhiều chống chỉ định và có thể tiêm phòng vắc-xin.

● Ung thư máu, ung thư hạch

Đối với bệnh nhân ung thư máu, ung thư hạch và ghép tủy xương, đặc biệt là bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp tế bào lympho, việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ sẽ càng đem đến nhiều rủi ro hơn.

Khả năng miễn dịch của những người như vậy rất thấp, ngay cả khi được tiêm phòng cũng không có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch. 

Hơn nữa, sau khi vắc-xin đi vào cơ thể, nếu nó gây ra một số phản ứng miễn dịch ngoại sinh hoặc biến chứng khác, thì mức độ nguy hiểm thậm chí có thể tăng lên.

Bệnh nhân đang điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị liệu có thể tiêm phòng được không?

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư không thuộc chống chỉ định tiêm chủng. Bởi vì bản thân hoạt động này không kích thích trực tiếp lên hệ thống miễn dịch. Nếu lo lắng, bạn có thể tiêm phòng từ 4 đến 6 tuần sau ca mổ, lúc này cơ thể bạn đã bình phục cơ bản.
  • Hóa trị: Hiệp hội Hóa trị Châu Âu và một số trung tâm ung thư lớn ở Hoa Kỳ đồng ý rằng không có gì sai khi tiêm vắc-xin cho bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị.
  • Xạ trị: Xạ trị không tác động nhiều đến hệ miễn dịch của con người mà chỉ tác động vào một số tế bào T. Vì vậy, miễn là vị trí xạ trị không nằm trên hệ bạch huyết, còn đối với các vị trí khác thì đều có thể tiêm vắc-xin.
  • Liệu pháp miễn dịch: Đối với bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, có thể cân nhắc sử dụng vắc-xin. Bởi vì liệu pháp miễn dịch có độc tính nhất định đối với phổi, những người này một khi bị nhiễm bệnh sẽ có khả năng phát bệnh nặng, nếu tiêm vắc-xin thì nguy cơ bệnh nặng có thể giảm đi rất nhiều.

Đối với các bệnh nhân có khối u khác trong cơ thể đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, không có dữ liệu về mức độ hiệu quả và quy mô của các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng. Nhưng về cơ bản, liệu pháp miễn dịch không thuộc chống chỉ định tiêm chủng.

Khả năng miễn dịch của bệnh nhân ung thư không khác nhiều so với người bình thường

Khả năng miễn dịch của bệnh nhân ung thư quả thực khác với người khỏe mạnh. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các chức năng miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân ung thư đều thấp, chỉ là do hệ thống miễn dịch của họ không thể nhận ra các tế bào ung thư. 

Vẫn có một số bệnh nhân gặp vấn đề với tế bào T, nhưng đáp ứng miễn dịch dịch thể không hẳn là có vấn đề.

Trên thực tế, khả năng miễn dịch của hầu hết bệnh nhân ung thư không khác nhiều so với người bình thường, do đó, chống chỉ định và lưu ý tiêm phòng của họ cũng gần giống như người bình thường.

Tuy nhiên, những bệnh nhân AIDS, những người ghép tạng ức chế miễn dịch sử dụng lâu dài và một số bệnh nhân mắc các bệnh miễn dịch bẩm sinh, những người này có khả năng miễn dịch đặc biệt thấp và không thích hợp để tiêm chủng vắc-xin Covid-19. ( NTD)