Monday, November 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Anosmia -Chứng mất khứu giác ở bệnh nhân nhiễm COVID-19

Anosmia là tình trạng không thể ngửi được mùi. Nguyên nhân xuất phát từ việc bị tật mũi, chấn thương não hay mất chức năng ngửi từ khi sinh ra.

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng Anosmia có thể ảnh hưởng KHÔNG NHỎ đến chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng của Anosmia đối với cuộc sống hàng ngày

Mất khứu giác một phần hoặc hoàn toàn được gọi là chứng Anosmia. Nếu không có khứu giác, ta có thể gặp một số sự cố trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như không thể ngửi được mùi thức ăn, mùi hương của hoa, thậm chí cả mùi nước hoa ta vẫn yêu thích. Nhiều người có xu hướng mắc chứng Anosmia có thể là một phần hoặc toàn bộ khứu giác, xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn từ lúc còn nhỏ. Điều này tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân của rối loạn.

Anosmia không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, vị giác của những người mắc chứng Anosmia có thể mất đi, sau một thời gian. Anosmia còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bản thân, khiến người bệnh trở nên trầm cảm do khứu giác lẫn vị giác đều suy giảm.

Anosmia  

Nguyên nhân dẫn đến Anosmia

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng Anosmia. Nếu Anosmia do lão hóa hoặc sa sút trí tuệ, sẽ mất khứu giác vĩnh viễn. Tuy nhiên, Anosmia cũng phổ biến ở những người trẻ tuổi. Ngoài ra, chấn thương não nghiêm trọng hoặc khối u cũng có thể khiến ta mất khứu giác.

Kích ứng niêm mạc mũi trong một thời gian dài bất thường cũng là một dấu hiệu của chứng Anosmia. Nếu mắc Anosmia do cảm lạnh, chỉ sau vài ngày khứu giác sẽ trở lại bình thường. Sưng hoặc tắc nghẽn trong mũi có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng Anosmia.Thường là do kích thích màng nhầy, nhiễm trùng xoang, hút thuốc, cảm cúm, dị ứng, cảm lạnh thông thường hoặc tắc nghẽn mãn tính.

Một số bệnh lý như đa xơ cứng, thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và rối loạn nội tiết tố cũng có thể dẫn đến chứng Anosmia. Cũng có một số người sinh ra đã mắc chứng dị tật bẩm sinh, nghĩa là không có khứu giác ngay từ lúc chào đời. Nếu Anosmia xảy ra do chấn thương một lần ở mũi, như viêm nhiễm do vi rút hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, đôi khi khứu giác có thể tự trở lại trạng thái bình thường.

Anosmia

Chẩn đoán và điều trị Anosmia

Để chẩn đoán Anosmia, bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm bao gồm khám sức khỏe, chụp cắt lớp và nội soi mũi. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể uống thuốc theo toa của bác sĩ, và trải qua liệu pháp phục hồi khứu giác. Nếu Anosmia xảy ra nhất thời, sẽ chữa khỏi dễ dàng.Tuy nhiên, nếu do tuổi tác, Anosmia không thể điều trị dứt hẳn.

Ngoài ra, cần thay đổi một số thói quen hàng ngày để việc điều trị Anosmia có hiệu quả hơn. Cụ thể:

– Bỏ thuốc lá: Nếu có thói quen châm một điếu thuốc mỗi ngày thì ta rất dễ trở thành mục tiêu của chứng Anosmia. Bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho sức khỏa mà còn giúp khứu giác trở nên nhạy bén hơn.

– Tránh tiếp xúc với bụi và khói: Khói, bụi cũng là những yếu tố chính gây ra chứng Anosmia. Nên tránh tiếp xúc với khói bụi để tránh nguy cơ rối loạn khứu giác, và luôn đeo khẩu trang khi ra đường.

– Xịt mũi: Anosmia chủ yếu do nghẽn hoặc tắc nghẽn đường mũi. Dùng thuốc xịt mũi không chỉ phòng bệnh mà còn làm mát mũi.

– Dùng kháng sinh: Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào, mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Anosmia
Mất khứu giác được ghi nhận có thể xuất hiện ở các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Mất khứu giác ở bệnh nhân nhiễm COVID-19

Mất khứu giác là triệu chứng phổ biến ở người bị cảm lạnh hoặc cúm do nghẹt mũi. Trong khi đó, bệnh nhân Covid-19 có thể mất khứu giác một phần hoặc toàn bộ, thậm chí không ngửi thấy mùi hôi. Một hiện tượng được gọi là phantosmia và hầu hết bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận trong nghiên cứu đều lấy lại khứu giác trong vòng vài tuần sau khi hồi phục… GS. Andrew Lane, chuyên gia về tai mũi họng tại Đại học Johns Hopkins dẫn đầu nhóm nghiên cứu về mối liên hệ giữa chứng mất khứu giác ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 được công bố trên tạp chí European Respiratory cho biết.

Một nghiên cứu khác do PGS-TS Sandeep Robert Datta (Trường Y, Đại học Harvard, bang Massachusetts, Mỹ) cũng cho kết quả tương tự. Công bố trên tạp chí Science Advances, ông Datta nhận định: “SARS-CoV-2 không lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào thần kinh khứu giác mà ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hỗ trợ. Nhờ đó, khi hết vi rút, các tế bào thần kinh khứu giác không cần phải tái tạo lại từ đầu để bệnh nhân nhận biết được mùi trở lại”. (SKDS)