Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ăn cơm nguội hâm nóng gây ung thư: Thực hư ra sao?


Thói quen ăn cơm nguội hâm nóng lại rất phổ biến nhưng nhiều thông tin cho rằng đồ ăn nguội này có thể gây ung thư. Thực hư ra sao?

Xiaoma năm nay 33 tuổi, cô rất siêng năng và tiết kiệm kể từ khi kết hôn, cô giáo dục con cái không vứt bỏ đồ ăn thừa.

Cách đây một thời gian, do ăn cơm rang trứng qua đêm, con trai Xiaoma thường xuyên bị tiêu chảy và nôn mửa nên cô vội vàng đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ kết luận cậu bé bị suy thận do ngộ độc thức ăn, chức năng gan bất thường nghiêm trọng, cần phải điều trị ngay.

Có nên ăn cơm nguội hâm nóng lại?

Gạo có thể nói là “anh cả” của ngành lương thực. Nhiều người cho rằng ăn nhiều tinh bột có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gạo trắng không phải thủ phạm chính, mặc dù gạo trắng có chỉ số đường huyết cao.

Cũng có nghiên cứu nói rằng gạo trắng có thể gây ung thư phổi nhưng trên thực tế chỉ ăn quá nhiều gạo trắng có chỉ số đường huyết cao làm tăng nguy cơ ung thư, không có nghĩa là ăn gạo trắng sẽ bị ung thư.

Gạo Trung Quốc nhiễm chì hay làm bằng nhựa, chứa cadmium, ảnh hưởng tới sức khỏe đã khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang.

Ảnh minh họa: IT
Hình minh họa: IT

Hâm nóng cơm nguội có gây ung thư không?

Nhiều người khẳng định đã rất nhiều lần ăn cơm nguội, đặc biệt là cơm nguội hâm nóng lại.

Chị Lan Anh (Nam Định) chia sẻ: “Mình là dân văn phòng, sáng nào đi làm cũng mang cơm đi để đến trưa ăn. Đến trưa cơm đã nguội, lúc đó mới cắm lại cho nóng như vậy cũng là cơm hâm lại chứ đâu phải nấu mới”.

Mai Lan (Hà Nội) cho rằng, hiện trên hè phố có rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm mọc lên, tại những quán này việc sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc còn đáng lo ngại hơn, còn việc dân văn phòng hâm nóng cơm cũng không vấn đề gì.

Tại các hộ gia đình, việc bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh là việc làm rất thường xuyên của các bà nội trợ. Đặc biệt là trong mùa hè, nhiều trường hợp bảo quản cơm 3 – 4 ngày vẫn sử dụng bằng cách rang lại cho gia đình ăn.

Ảnh minh họa: IT
Hình minh họa: IT

Mặc dù có thể có sự phát triển của vi khuẩn khi cất giữ gạo nhưng thực tế gạo để qua đêm chủ yếu là mất chất dinh dưỡng và vẫn có thể ăn được, nhưng nhìn chung các chuyên gia không khuyến khích ăn cơm qua đêm.

Cơm hâm lại lần 2 sẽ không gây ung thư nhưng khó loại bỏ vi khuẩn và độc tố phát triển trong thức ăn sau khi hâm.

Chuyên gia sức khỏe cho hay việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm trước khi được hâm nóng không đúng cách dẫn đến việc cơm đã bị hỏng trước khi hâm, người dùng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

Trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Người Việt Nam chúng ta vẫn thường có thói quen bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh để hâm nóng lại, tránh hao phí.

Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng.

Những loại thức ăn không nên để qua đêm

Những thức ăn để qua đêm thực ra vẫn ăn được khi để trong tủ lạnh, những thức ăn để qua đêm không ăn được là các sản phẩm từ tinh bột, các loại nấm trắng tạo bọt, bún lên men, các loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm khuẩn Pseudomonas cùi dừa, sinh men gạo. Độc tố axit, một khi ăn vào cơ thể người, nó có thể gây chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khác.

Thông thường, tốt nhất chỉ nên ngâm nấm hương và nấm trắng không quá 4 tiếng, khi thấy nấm có mùi hôi và dính thì nên vứt bỏ kịp thời.

Ngoài ra, không nên ăn hải sản để qua đêm, trứng luộc,… bởi không tốt cho sức khỏe đường ruột sau khi ăn. (T/H, T/D)