Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nghiên cứu: Lợi ích của việc phong tỏa chỉ bằng 1/10 tác hại nó mang lại trong đại dịch COVID-19

Gần đây, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Ari Joffe đã thay đổi quan điểm của mình trong việc ủng hộ việc phong tỏa để ngăn chặn COVID-19. Trong một nghiên cứu, ông kết luận rằng phong tỏa gây tác hại tồi tệ hơn gấp 10 lần so với lợi ích…

Đường phố Vũ Hán, ngày 26-1.

Ngày 9/1/2021, trên ấn bản của tờ Toronto Sun, chuyên gia bệnh truyền nhiễm người Canada, TS Ari Joffe, cho biết ông đã ủng hộ các biện pháp phong tỏa khi nhìn thấy các “dữ liệu sai ban đầu” – tỷ lệ tử vong do COVID-19 là 2-3% 3% và hơn 80% dân số sẽ bị nhiễm bệnh. 

Tuy nhiên, dữ liệu mới lại cho thấy tỷ lệ tử vong do nhiễm COVID-19 trung bình là 0,23%, tỷ lệ tử vong trung bình ở người dưới 70 tuổi là 0,05% và nhóm nguy cơ cao là người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền nặng. Sau những dữ kiện này, TS Joffe đã đăng bài báo có tiêu đề COVID-19: Suy nghĩ lại về PHONG TỎA.

Vị Giáo sư của Đại học Alberta (Canada), và là chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Stollery, đã giải thích thêm với tờ Toronto Sun về lý do tại sao ban đầu ông ủng hộ việc phong tỏa, ông nói: 

“Tôi chỉ xem xét những ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19 và kiến ​​thức của tôi về cách ngăn chặn những tác động trực tiếp này. Tôi đã không xem xét những tác động to lớn của các biện pháp phong tỏa đối với sức khỏe và phúc lợi cộng đồng”.

TS Joffe lưu ý rằng ông không được đào tạo để đưa ra các quyết định chính sách công. Khi nhìn lại, Joffe đã liệt kê những thiệt hại đáng kinh ngạc của việc phong tỏa gây ra:

  • Mất an ninh lương thực [82-132 triệu người]
  • Nghèo đói trầm trọng [thêm 70 triệu người]
  • Tử vong ở bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi do việc chăm sóc sức khỏe bị gián đoạn [thêm 1,7 triệu người]
  • Các bệnh truyền nhiễm tử vong do các dịch vụ bị gián đoạn [hàng triệu người mắc bệnh lao, sốt rét và HIV]
  • Việc phong tỏa trường học cho trẻ em [ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền và tuổi thọ trong tương lai của trẻ em]
  • Các chiến dịch tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em bị gián đoạn, và hàng triệu phụ nữ bị bạo lực.

Ông nói với báo Toronto Sun: “Ở các nước thu nhập cao, các tác động bất lợi cũng xảy ra khi việc chăm sóc sức khỏe bị trì hoãn và gián đoạn, thất nghiệp, cô đơn, suy giảm sức khỏe tâm thần, gia tăng tử vong trong khủng hoảng opioid và hơn thế nữa”.

Người dân Vũ Hán: Chúng tôi vượt qua vì ở trong nhà - Ảnh 1.
Người dân trả tiền mua thực phẩm qua hàng rào ngăn cách ở một khu chợ bán đồ tươi sống ở Vũ Hán – Ảnh: REUTERS

Tách biệt “cứu mạng sống” và “cứu nền kinh tế” là sai lầm

TS Joffe chỉ ra rằng, chính phủ và các chuyên gia y tế công cộng đã không tiến hành phân tích chi phí – lợi ích chính thức đối với các phản ứng khác nhau trong đại dịch. Vì thế, ông đã phân tích chi phí – lợi ích lại từ đầu trong nghiên cứu của mình. 

Theo đó, Joffe đã nhận ra rằng: “Việc định hình các quyết định giữa việc cứu mạng sống và cứu nền kinh tế là một sự phân đôi sai lầm”.

Ông giải thích: “Có một mối quan hệ lâu dài chặt chẽ giữa suy thoái kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Điều này có ý nghĩa, vì chi tiêu của chính phủ – cho những thứ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đường sá, vệ sinh, nhà ở, dinh dưỡng, vaccine, an toàn, mạng lưới an sinh xã hội, năng lượng sạch và các dịch vụ khác – quyết định sức khỏe và tuổi thọ của dân số”.

Ông cũng đã đánh giá thấp tác phong tỏa sự cô đơn và thất nghiệp đối với sức khỏe cộng đồng. Toronto Sun trích dẫn lời của TS Joffe: 

“Hóa ra cô đơn và thất nghiệp được biết đến là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây tử vong sớm, giảm tuổi thọ và các bệnh mãn tính”.

Người dân Vũ Hán: Chúng tôi vượt qua vì ở trong nhà - Ảnh 2.
Đường phố ở Vũ Hán vắng lặng trong ngày 31-1 dù cuộc sống đã gần trở lại bệnh thường, nhiều lệnh hạn chế được gỡ bỏ – Ảnh: REUTERS

Ông lưu ý thêm: “Trong việc đưa ra các quyết định chính sách cần cân nhắc đánh đổi chi phí (kinh tế) và lợi ích (sức khỏe), chúng ta phải lựa chọn giữa các phương án, mà phương án nào cũng đều có kết cục bi thảm dù nó vận động để hướng đến càng ít người chết càng tốt”.

Ông nói với The Sun: “Hóa ra phí tổn của việc phong tỏa cao hơn ít nhất 10 lần so với lợi ích (nó mang lại). Tức là, việc phong tỏa gây ra nhiều tác hại cho đời sống dân cư hơn những gì COVID-19 gây ra”.

Ngược lại với giáo sư Joffe, một cố vấn hàng đầu về vấn đề virus của Joe Biden đã phản đối việc phong tỏa, nhưng ông ta sau đó đã thay đổi ý kiến. 

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách bệnh Truyền nhiễm của trường Đại học Minnesota, GS Michael T. Osterholm, trước đây đã ủng hộ chiến lược “bảo vệ tập trung” – hiện được các nhà dịch tễ học tại Stanford và Oxford khuyến khích. Trước đây, Osterholm đã cố vấn cho Thống đốc bang Florida Ron DeSantis như sau: 

“Theo CDC, tỷ lệ sống sót là 99% cho thấy những người khỏe mạnh vẫn nên tiến hành công việc kinh doanh của họ – trong khi vẫn bảo vệ những người dễ bị tổn thương, những người trên 70 tuổi mắc nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng”. 

Trong một bài viết cho Washington Post vào ngày 21/3/2020, GS Osterholm đã cảnh báo rằng, chi phí kinh tế và xã hội của “các cuộc phong tỏa gần như hà khắc” mà cuối cùng không làm giảm số ca nhiễm – ông nói về Trung Quốc và Ý trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, vào tháng 11, cố vấn của ứng cử viên Biden đã chủ trương một cuộc bãi khóa toàn quốc từ 4 đến 6 tuần.

Theo ước tính của CDC, tỷ lệ sống sót của những người nhiễm COVID-19 trong độ tuổi 0-19 là 99,997%; ở độ tuổi 20-49 là 99,98%; ở độ tuổi 50-69 là 99,5%; và đối với những người trên 70 là 94,6%. Đáng chú ý là những người chết vì virus ĐCSTQ có trung bình 2,6 bệnh đi kèm, nghĩa là mắc hơn 2 bệnh mãn tính theo thống kê của CDC. Nhìn chung, CDC cho biết chỉ có 6% số người được tính là tử vong do COVID-19 chết chỉ vì COVID-19.

Nghiên cứu: Lợi ích của việc phong tỏa chỉ bằng 1/10 tác hại nó mang lại trong đại dịch COVID-19
Việc phong tỏa không phải lúc nào cũng có tác dụng trong bối cảnh đại dịch… (Minh họa/Pixabay)

Bảo vệ tập trung

Joffe cho biết hiện ông ủng hộ cách tiếp cận “bảo vệ tập trung”. Cách bảo vệ này hướng đến những người thực sự có nguy cơ tử vong cao do COVID-19 – bao gồm những người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền đang bị nặng, những người đang ở viện dưỡng lão và bệnh viện.

Trong cuộc phỏng vấn với Toronto Sun, ông đã thảo luận về việc “sự lây lan của nỗi sợ hãi” đã khiến các nhà hoạch định chính sách đưa ra các hướng dẫn dựa trên mô hình và dự báo sai lúc ban đầu. Ông nói: 

“Các phương tiện truyền thông đại chúng đã tập trung vào con số tuyệt đối hóa các trường hợp và tử vong do COVID-19 mà không cân nhắc bối cảnh ngữ cảnh. Đã có sự tập trung tuyệt đối vào việc ngăn chặn số ca lây nhiễm”.

Joffe nói: “Nỗi sợ hãi và lo lắng lan rộng, và chúng ta đã nâng COVID-19 lên trên mọi thứ khác cũng quan trọng không kém”.

“Những thành kiến ​​về nhận thức của chúng ta đã ngăn cản chúng ta đưa ra các chính sách tối ưu: chúng ta bỏ qua những ‘số liệu thống kê tử vong’ được báo cáo ở cấp độ dân số; chúng ta thích lợi ích trước mắt hơn những lợi ích lớn hơn trong tương lai; chúng ta bỏ qua những bằng chứng bác bỏ lý thuyết mà chúng ta yêu thích’ và leo thang cam kết của chúng ta.” – ông nói.

GS TS Joffe đưa ra ví dụ, trong đại dịch, ví dụ ngày 21/11, COVID-19 chiếm 5,23% số ca tử vong ở Canada và 3,06% số ca tử vong trên toàn cầu. Thế những ca tử vong khác tại Canada và trên thế giới là như thế nào?

“Mỗi ngày trong những năm không xảy ra đại dịch, hơn 21.000 người chết vì sử dụng thuốc lá, 3.600 ca tử vong là do viêm phổi và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, và 4.110 người (chết) do bệnh lao. Chúng ta cần xem xét các con số COVID-19 bi thảm trong bối cảnh (cụ thể). – TS Joffe nói.

Trước bối cảnh này, ông kêu gọi việc tạm dừng và xem xét lại những thông tin mà chúng ta có sẵn: 

“Chúng ta cần hiệu chỉnh phản ứng của mình với rủi ro thực sự, thực hiện các phân tích chi phí – lợi ích hợp lý về sự đánh đổi và chấm dứt suy nghĩ phong tỏa”. (NTD theo WND)