Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

TQ từ chối cho 2 chuyên gia của WHO nhập cảnh vì mắc Covid-19

Ngày 14/1, Trung Quốc từ chối cho 2 thành viên trong nhóm 15 người điều tra nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhập cảnh sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo nguồn tin cho biết, giới chức Trung Quốc không cho phép 2 chuyên gia nhiễm Covid-19 của WHO lên máy bay tới Vũ Hán sau khi có kết quả dương tính với kháng thể trong các xét nghiệm huyết thanh dựa trên máu khi quá cảnh ở Singapore.

Khi được hỏi về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: “Các yêu cầu kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ được thực hiện nghiêm ngặt”.

Theo thông tin từ WHO, 2 nhà khoa học nói trên hiện vẫn đang ở Singapore để hoàn tất các xét nghiệm liên quan đến Covid-19, trong khi 13 thành viên khác của nhóm chuyên gia quốc tế đã tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Nhóm này ban đầu đặt mục tiêu đến Trung Quốc vào đầu tháng 1 để tiến hành điều tra, song việc nhập cảnh đã bị hoãn vì Bắc Kinh không cho phép.

Theo Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN, nhóm chuyên gia của WHO sẽ thực hiện một cuộc điều tra kéo dài khoảng 1 tuần.

Nhóm chuyên gia WHO tới TP Vũ Hán hôm 14/1 sau một thời gian dài bị trì hoãn. (Hình AP).

Chuyên gia WHO đã đáp xuống Trung Quốc điều tra về Covid-19

Truyền thông Úc hôm nay (14/1) cho biết, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đến Trung Quốc để bắt đầu cuộc điều tra về Covid-19.

Đoàn chuyên gia bao gồm 15 người là công dân của nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay đã đến thành phố Vũ Hán của Trung Quốc để bắt đầu tìm hiểu về sự xuất hiện và lây lan của Covid-19. Các thành viên trong đoàn là các nhà động vật học, chuyên gia hô hấp và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Trong đó, Úc có một thành viên là giáo sư Dominic Dwyer, chuyên gia virus học.

Trung Quốc từ chối cho 2 chuyên gia của WHO nhập cảnh vào nước này vì mắc Covid-19
Hai nhà khoa học trong đoàn công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang ở Singapore để hoàn tất các xét nghiệm liên quan đến Covid-19. (Hình Getty).

Theo giáo sư Dominic Dwyer, sau 2 tuần cách ly, đoàn chuyên gia sẽ đến chợ bán buôn cũng như chợ bán động vật tươi sống và Viện nghiên cứu virus Vũ Hán cũng như các bệnh viện điều trị các bệnh nhân đầu tiên. Ông Dominic Dwyer cũng cho biết, “chính quyền Trung Quốc đã nói với Tổ chức Y tế thế giới rằng họ vui vẻ đưa đoàn chuyên gia đến bất cứ nơi nào mà đoàn muốn đến”.

Giáo sư Dominic Dwyer cũng cho hay, mặc dù không hy vọng sẽ xác định được bệnh nhân đầu tiên nhưng các chuyên gia muốn tìm ra được câu trả lời về nghi vấn có phải virus SARS-CoV-2 bắt buồn từ Vũ Hán hay là các địa điểm khác. Đồng thời, các chuyên gia cũng muốn tìm hiểu rằng liệu SARS-CoV-2 có xuất phát từ động vật và nếu có thì đó là nguồn nào cũng như vai trò của phòng thí nghiệm trong câu chuyện này.

Giáo sư Dominic Dwyer, một nhà virus học Úc là thành viên đoàn chuyên gia của WHO đến Trung Quốc điều tra về Covid-19. (Hình ABC).

Trước đó vào tháng 4/2020, Úc là quốc gia đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra độc lập về sự xuất hiện và lây lan dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Đề xuất này của Úc đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế dẫn đến việc Tổ chức Y tế thế giới thành lập đoàn chuyên gia tới Trung Quốc như hiện nay. Quyết định này được cho là đã làm tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và làm cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Úc và Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972.

Phát ngôn viên của WHO cho biết Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO về các bệnh lây truyền từ động vật, là người dẫn đầu nhóm 15 chuyên gia độc lập tới Vũ Hán.

Hung Nguyen, nhà sinh vật học Việt Nam, thành viên của nhóm chuyên gia tới Vũ Hán, hy vọng công việc của nhóm ở Trung Quốc không gặp trở ngại. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo có thể các chuyên gia sẽ không tìm ra câu trả lời rõ ràng.

Nói với Reuters khi nhóm chuyên gia dừng chân ở Singapore, ông Hung Nguyen cho biết nhóm chuyên gia chủ yếu sẽ ở lại Vũ Hán trong chuyến công tác lần này.

Virus SARS-CoV-2, tác nhân gây ra đại dịch Covid-19, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào cuối năm 2019, trước khi lan ra toàn thế giới, đến nay đã cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu người và tàn phá trầm trọng nền kinh tế thế giới.

Một sĩ quan cảnh sát đứng canh gác bên ngoài chợ bán buôn hải sản Huanan ngày 24/1/20, nơi một số báo cáo cho thấy đại dịch bắt đầu. (Hình Getty).

Tại Trung Quốc, hơn 20 triệu người ở miền Bắc đang chịu lệnh phong toả và tỉnh Hắc Long Giang phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do số ca mắc Covid-19 gia tăng những tháng gần đây. Chính quyền tỉnh này hôm 13/1 yêu cầu 37.5 triệu cư dân không được rời khỏi địa phương trừ khi thực sự cần thiết.

Hôm 14/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo thêm 138 trường hợp mắc Covid-19. Đây là con số cao nhất trong một ngày kể từ tháng 3 năm ngoái.

Trung Quốc đã kiểm soát phần lớn đại dịch Covid-19 thông qua các đợt phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm hàng loạt. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại kỳ nghỉ Tết nguyên đán sắp tới có thể làm phức tạp thêm tình hình do hàng triệu người trở về quê và đi lại trong dịp lễ. (T/H)

Giữa Covid-19, thế giới đón năm mới như thế nào? - Ảnh 9.
Tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19, hàng nghìn người đã tập trung để đón giao giừa 2021. Theo Reuters, nhiều người chia sẻ rằng họ vẫn thận trọng với dịch bệnh nhưng không quá lo lắng về những cuộc tụ tập đông người – Ảnh: Reuters.
vu-han-1.jpg
Lễ hội ánh sáng ở Vũ Hán.
vu-han.jpg
Trong khi đó, vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, những người dân Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19, tập trung đón năm mới đã đồng loạt thả bóng bay lên trời.
vu-han2.jpg
Người dân Vũ Hán thả bóng bay lên trời đón mừng năm mới 2021.