Saturday, November 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

COVID-19: Sắc tộc là nguyên nhân khiến người da đen có nguy cơ tử vong và lây nhiễm cao gấp đôi người da trắng?

Theo một số nghiên cứu mới ở Anh và Mỹ, nguy cơ tử vong và lây nhiễm do COVID-19 ở nhóm người da đen cao gấp đôi nhóm người da trắng. Liệu màu da và sắc tộc có phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả này?

Mới đây, một nghiên cứu trên tạp chí điện tử EClinical Medicine của The Lancet đã phân tích hơn 50 nghiên cứu với dữ liệu của 18 triệu người đã đưa ra kết luận: 

“So với những người da trắng, những người da đen có nguy cơ nhiễm và tử vong và COVID-19 cao gấp đôi”.

corona-mask-mashup.PNG

Nhiều báo cáo, bao gồm cả nghiên cứu do chính phủ tài trợ cũng đã đưa ra kết luận tương tự. Nhưng đáng chú ý hơn, các báo cáo đó đã đặt ra câu hỏi về việc: liệu sắc tộc có nên được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập khiến người da đen có nguy cơ tử vong và lây nhiễm cao hơn hay không?

Ý kiến này đã nhanh chóng bác bỏ khi nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: không có bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân của thực trạng này là do di truyền học. Thay vào đó, lý do được các chuyên gia đưa ra là đến từ các yếu tố về kinh tế xã hội.

Black People Are Not to Blame for Dying of COVID-19 - The Atlantic

Họ cho rằng những người da đen có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn vì họ phải sống trong một hoàn cảnh thiếu thốn và có nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. 

Không chỉ vậy, nhóm người da đen cũng thường sống theo hộ gia đình lớn, hoặc ở trong các trại tập trung bao gồm nhiều thế hệ khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc COVID-19 dễ dàng lây lan hơn. 

Ngoài ra, người da đen cũng thường được tuyển dụng chủ yếu vào các vị trí công nhân, môi trường này cũng khiến họ có khả năng cao phơi nhiễm với virus Vũ Hán.

Fighting COVID-19's Disproportionate Impact on Black Communities With More  Precise Data

Các nhà khoa học cho biết số ca tử vong không cân xứng trong các nhóm người da đen có thể giảm xuống, nếu các bệnh nhiễm trùng có thể được ngăn chặn ngay từ đầu.

Còn theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Leicester và Nottingham, so với người da đen, những người gốc Á có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn nhưng lại có tỷ lệ ca nặng nhiều hơn tới 90% và tỷ lệ những người tử vong là 20%.

Tác giả chính của bài báo, Tiến sĩ Daniel Pan, Bệnh viện Đại học Leicester NHS Trust, cho biết: “Các bài báo trong tương lai phải cố gắng xác định nguy cơ lây nhiễm khi xem xét các trường hợp nhập viện và tử vong của các bệnh nhân để chúng tôi có thể đánh giá chính xác tác động của sắc tộc đến nguy cơ tử vong của một cá nhân khi họ bị nhiễm bệnh.” (T/T)