Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Những ai có khả năng miễn dịch với virus Corona?

Tại sao một số người có khả năng chống lại các loại virus như coronavirus hơn những người khác? Câu trả lời đã bị các nhà khoa học lẩn tránh trong nhiều thế kỷ, nhưng trong thời đại mà dịch Covid-19 bùng phát, nó đã trở thành một trong những vấn đề được các nghiên cứu sinh quan tâm nhất.

Ảnh minh hoạ: pixabay.

Ed Chuong, trợ lý giáo sư sinh học phân tử, tế bào và phát triển tại CU Boulder, đưa ra một giả thuyết đang rất được quan tâm: Tiếp xúc với ký sinh trùng cổ xưa của tổ tiên chúng ta đã vĩnh viễn thay đổi bộ gen di truyền, định hình các phản ứng khác nhau của hệ thống miễn dịch của chúng ta ngày nay.

Chuong nói: “Nếu bạn nhìn kỹ vào bộ gen của chúng ta, virus đã định hình lại bộ gen, hệ thống miễn dịch qua hàng trăm triệu năm đề ngày càng “phù hợp” với chúng ta. Nghiên cứu các chuỗi virus cổ đại từ các đại dịch trong quá khứ có thể giúp chúng ta chống lại các đại dịch hiện tại”.

Hầu hết mọi người nghĩ có khoảng 20.000 gen mã hóa các protein cần thiết cho sự sống. Nhưng trên thực tế, theo ông Chương, chúng ta có thể có “nhiều virus” hơn “con người”.

Nghiên cứu trước đây cho thấy ít nhất một nửa bộ gen của con người được tạo thành từ các đoạn DNA do vi rút và các ký sinh trùng giống vi rút khác để lại, được gọi là transposon, đã chui vào tế bào của tổ tiên của chúng ta trong 50 triệu năm qua.

Chương nói:”Trong bộ gen của con người, chúng ta có thể thấy dấu vết này ở khắp mọi nơi, giống như một bản ghi hóa thạch của các bệnh nhiễm trùng”.

Ảnh: pixabay.

Trong số những “kẻ xâm lược” đó có cái gọi là retrovirus nội sinh. Giống như vi rút, ban đầu chúng hành xử ích kỷ, dụ dỗ các tế bào vật chủ của chúng tạo ra nhiều bản sao hơn để chúng có thể xé toạc cơ thể và lây nhiễm sang người khác.

Theo thời gian, chúng mất khả năng phát bệnh và lây lan, nhưng thâm nhập vào các tế bào mầm – như tinh trùng hoặc trứng – “ghi” công thức di truyền của chúng cho các thế hệ sau. Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng những tàn dư đó là “DNA rác” vô dụng.

Chương đã viết một đề xuất tài trợ xoay quanh câu hỏi đó. Quỹ David và Lucile Packard đã vinh danh ông trong số 20 nhà khoa học đầu tiên trên toàn quốc để nhận giải thưởng của họ. Frances Arnold, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Học bổng Packard, cho biết:

“Trong một năm khi chúng ta phải đối mặt với những tác động tàn khốc của đại dịch toàn cầu, bất công chủng tộc và biến đổi khí hậu, 20 nhà khoa học và kỹ sư này đã mang đến cho chúng ta một tia hy vọng cho tương lai.”

Ảnh: pixabay.

Chương nghi ngờ rằng các ký sinh trùng cổ đại có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của con người ngày nay theo một trong hai cách: Các quần thể khác nhau đã tiếp xúc với các loại virus khác nhau trong lịch sử khiến họ có bộ máy tế bào khác nhau để chống lại các mối đe dọa mới; hoặc chúng chia sẻ cùng một đoạn DNA cổ đại nhưng những thay đổi (trong tử cung hoặc trong môi trường) đã làm im lặng hoặc đánh thức bộ máy miễn dịch đó khiến một số người có khả năng phục hồi tốt hơn những người khác.

Để tìm hiểu thêm, ông và nhóm của mình sẽ thu thập các bộ dữ liệu toàn dân về tế bào miễn dịch từ người và các loài động vật có vú khác và áp dụng các kỹ thuật tính toán để giải trình tự bộ gen của chúng, không chỉ xem xét các gen hiện tại mà còn cả các chuyển vị.

SocialPubli launches pro-bono influencer initiative to support nonprofits  fighting coronavirus | MarTech Advisor

Lee Niswander, chủ nhiệm Khoa Sinh học Phân tử, Tế bào và Phát triển, cho biết: “Anh ấy đã mở ra một hướng đi mới về cách thức hoạt động của hệ gen”.

Trong khi khoa học còn non trẻ, Chương hy vọng rằng cuối cùng nó có thể dẫn đến các xét nghiệm chẩn đoán mới hoặc thậm chí là các phương pháp điều trị mới, Chương nói:

“Biết được cách thức và lý do tại sao các phản ứng miễn dịch khác nhau trong một quần thể có thể biến đổi khả năng dự đoán phản ứng của từng cá nhân đối với nhiễm trùng và các bệnh tự miễn dịch. Tôi tin đây sẽ là một đột phá trong tương lai”. (DKN)