Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

18 Năm mới tái xuất một lần: Lý giải hiện tượng thiên văn kỳ lạ


Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra là vào năm 2006, và sắp tới vào ngày 21/6, chúng ta sẽ lại được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ này.

Trong năm nay, những người yêu thích thiên văn học sẽ được chứng kiến một hiện tượng hiếm hoi và kỳ thú: “Mặt trăng dàn hàng ngang trên bầu trời”.

Đây là sự kiện chỉ xảy ra một lần mỗi 18.6 năm, khi Mặt trăng mọc và lặn ở những điểm cực đoan nhất trên đường chân trời, đồng thời đạt điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời đêm.

Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra là vào năm 2006, và sắp tới, chúng ta sẽ lại được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ này.

Hiện tượng này xảy ra do sự kết hợp giữa quỹ đạo của Mặt trăng và sự chuyển động của Trái đất. Mặt trăng không đi theo cùng đường với Mặt trời mà quỹ đạo của nó nghiêng 5.1 độ so với đường hoàng đạo – mặt phẳng mà các hành tinh quay quanh Mặt trời. Do đó, vị trí mọc và lặn của Mặt trăng trên đường chân trời thay đổi liên tục.

Khi độ nghiêng của cả Trái đất và Mặt trăng đạt mức tối đa, hiện tượng “Mặt trăng đứng yên” xảy ra. Trong thời kỳ này, Mặt trăng mọc và lặn ở những điểm cực trị trên đường chân trời: xa nhất về phía đông bắc và tây bắc, cũng như xa nhất về phía đông nam và tây nam. Điều này tạo ra một sự thay đổi lớn trong vị trí của Mặt trăng trên bầu trời so với khi nó mọc và lặn ở những vị trí thông thường.

Vào ngày 21/6, khi mặt trời mọc và lặn ở những điểm cực Đông Bắc và Tây Bắc, Trăng tròn Dâu Tây cũng sẽ mọc và lặn ở những điểm tương tự, nhưng ở phía đông bắc và tây bắc của đường chân trời.

Hiện tượng này sẽ làm cho mặt trăng bay cao hơn trên bầu trời và ở trên bầu trời lâu hơn so với bình thường.

Để quan sát hiện tượng này, bạn không cần phải có thiết bị đặc biệt như ống nhòm hay kính thiên văn. Chỉ cần chọn một vị trí quan sát thích hợp, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nếu có một cặp ống nhòm ngắm sao, bạn sẽ có cơ hội phóng to và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của hiện tượng Mặt trăng hiếm hoi này. (T/H, TTCS)