10 Sự Kiện Nổi Bật Nhất Trên Thế Giới Trong Năm 2020
Có thể nói, năm 2020 là năm có nhiều biến động lớn lao đã xảy ra trên toàn thế giới và tại Hoa Kỳ. Để điểm lại một số sự kiện nổi bật đáng chú ý nhất, James M. Lindsay, Phó Chủ Tịch, Giám Đốc Nghiên Cứu và là Maurice R. Greenberg Chair tại Hội Đồng Liên Hệ Đối Ngoại và tác giả hàng đầu về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đã có bài nghiên cứu được đăng trên trang Blog CFR hôm 17 tháng 12 năm 2020.
*******
Những câu chuyện 4 năm trước có vẻ đang hỏi có phải năm 2016 là năm tồi tệ nhất không. Chà, năm 2020 đánh bại năm 2016. Bạn phải trở lại năm 1968 để tìm một năm đầy dẫy sự hỗn loạn như thế. Vâng, 12 tháng vừa qua đã mang đến một số tin vui. Tuy nhiên, những điểm sang đó khó bù đắp những tin xấu. Vì vậy đây là 10 sự kiện hàng đầu trong năm 2020 của tôi. Nhiều câu chuyện này sẽ tiếp tục trong năm 2021 và sau đó nữa.
10- Thượng Viện Hoa Kỳ Tha Bổng Donald Trump Về Các Cáo Buộc Luận Tội
Trong hầu hết các năm, việc xử luận tội tổng thống đứng đầu danh sách cuối năm của những tin lớn nhất. Nhưng trong năm 2020, nó chỉ nằm trong 10 tin hàng đầu. Donald Trump đã bắt đầu một năm như một tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội, cùng với Andrew Johnson và Bill Clinton. Hạ Viện đã luận tội Trump về 2 tội: lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc Hội.
Phiên xử luận tội tại Thượng Viện đã mở ra hôm 16 tháng 1, với Chánh Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện John Roberts chủ tọa. Có lẽ lãnh vực đáng chú ý nhất của phiên xử là sau khi nghe các trình bày mở đầu bởi các quản đốc Hạ Viện và nhóm biện hộ của Trump, Thượng Viện đã bỏ phiếu không gọi các nhân chứng hay đưa ra các trát đòi.
Vào ngày 5 tháng 2, Thượng Viện mà hầu hết là Cộng Hòa đã tha tội cho Trump đối với cả hai điều khoản luận tội. Về Điều I, cáo buộc lạm quyền, 48 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu có tội và 52 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu không có tội – TNS Mitt Romney của Utah là TNS Cộng Hòa duy nhất bỏ phiếu kết tội và truất phế Trump.
Về Điều II, cáo buộc cản trở Quốc Hội, 47 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu có tội và 53 thượng nghị sĩ bỏ phiếu vô tội. Ngày kế tiếp, Trump đã tuyên bố chiến thắng, nói rằng phiên xử chống lại ông là “ma quỷ” và Dân Chủ là “xấu ác như địa ngục.”
9- Người Dân Belarus Biểu Tình Đòi Công Bằng và Bầu Cử Tự Do
Có nhiều thảo luận trong những năm gần đây về sự xuống giốc của dân chủ. Người dân Belarus có vẻ không nhận được thông điệp này. Vào ngày 9 tháng 8, Tổng Thống Belarus Alaxander Lukashenko, một người được biết như là “nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu,” đã tuyên bố ông đã chiến thắng 80% phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống của đất nước này, do đó cho phép ông ấy có nhiệm kỳ thứ 6 để làm tổng thống.
Ngay lập tức hàng ngàn người đã xuống đường để chống lại điều mà họ đã chứng kiến như là một cuộc bầu cử bị đánh cắp – và tiếp tục biểu tình qua suốt mùa thu cho đến mùa đông. Lukashenko đã thành công trong việc ngăn trở nhiều ứng cử viên tiềm năng để không cho họ tranh cử chống lại ông trong cuộc bầu cử tháng 8. Đối lập cuối cùng đã tập họp chung quanh Svetlana Tikhanovskaya, người có ông chồng, một YouTuber nổi tiếng, đã trở thành ứng cử viên dẫn đầu cho đến khi Lukashenko bắt bỏ tù ông ấy.
Tikhanovskaya đã bỏ nước ra khi sau khi Lukashenko tuyên bố chiến thắng. Chính quyền Balarus đã bắt khoảng 17,000 người; nhiều người đã bị đánh tàn bạo. Liên Âu đưa ra các trừng phạt để phản ứng, và Anh Quốc và Hoa Kỳ cùng lên tiếng kêu gọi các cuộc bầu cử mới.
Lukashenko đã thành công trong việc chống lại những người biểu tình bởi vì bộ máy an ninh rộng khắp và sự ủng hộ từ Nga. Dù vậy, vào cuối năm đã có suy đoán rằng lực lượng an ninh của ông đã bắt đầu chia rẽ. Nếu thế, Belarus có thể trở thành một câu chuyện lớn hơn vào năm 2021.
8- Các Căng Thẳng Bùng Phát Giữa Iran và Hoa Kỳ
Máu xấu giữa Tehran và Washington vẫn dai dẳng sau bốn thập niên. Vào ngày 3 tháng 1, máy bay không người lái của Hoa Kỳ đã bắn chết Qasem Soleimani, lãnh đạo của Lực Lượng Quds của Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo, ngay sau khi ông đến Baghdad. Iran đã trả đũa 2 tháng kế tiếp với các vụ tấn công phi đạn vào các căn cứ Hoa Kỳ tại Iraq, làm bị thương hàng chục binh sĩ Mỹ và giết chết nhiều lính Iraq.
Các căng thẳng đã bùng phát trở lại trong tháng 4 khi nhiều tàu cao tốc Iran quấy rối các tàu chiến Hoa Kỳ tại Vịnh Ba Tư, khiến cho Trump viết tweet nói ông đã dưa ra các lệnh “bắn hạ” các tàu có trang bị súng của Iran nếu quấy rối cứ tiếp tục. Iran đáp trả bằng việc đe doa sẽ phá hủy các tàu chiến Mỹ.
Giữa sự gây hấn này, Iran đã trình làng vệ tinh quân sự đầu tiên của họ, làm gia tăng quan ngại của Hoa Kỳ về việc cải thiện khả năng phi đạn tầm xa của Iran. Trong khi mối đe dọa của việc đụng đầu quân sự trực tiếp đã giảm xuống trong mùa hè, Hoa Kỳ đã đưa ra các trừng phạt mới đối với Iran như một phần trong chiến dịch “áp lực tối đa” của mình, phớt lờ kêu gọi từ các nước đồng minh Liên Âu để nới lỏng áp lực kinh tế nhẹ đi vì đại dịch Covid-19.
Các căng thẳng gia tăng trở lại vào cuối tháng 11 khi nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Iran đã bị ám sát, có vẻ bởi Do Thái. Iran đã phản ứng bằng cách từ bỏ xa hơn nữa các điều khoản của hiệp ước nguyên tử năm 2015. Có khả năng Iran có thể sẽ sớm tử bỏ toàn bộ hiệp ước để tạo tiền đề cho chính sách ngoại giao nguy cơ cao vào đầu năm 2021.
7- Giá Dầu Tăng
Năm 2020 không phải là năm tốt cho các nhà sản xuất dầu hỏa hay các công ty dầu. Sự lây lan Covid-19 đã đẩy các nền kinh tế trên thế giới vào vòng xoáy, làm giảm nhu cầu về dầu. Nhưng tin xấu đối với các nhà sản xuất dầu không dừng lại ở đó. Trong cuộc họp vào tháng 3 của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu (OPEC), Ả Rập Saudi đã đề nghị rằng các thành viên của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu liên kết được biết là OPEC+ đã cùng cắt sản lượng dầu bằng 1.5 triệu thùng mỗi ngày để giúp ổn định việc giá dầu tụt giốc.
Nga, một quốc gia trong OPEC+ và nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Saudi Arabia, đã bác bỏ kế hoạch này, bằng cách đó kết thúc 6 năm hợp tác Nga-Saudi về chính sách sản xuất. Riyadh đã phản ứng bằng cách cắt giảm giá xuất cảng của họ và tăng sản lượng.
Điều đó đã khiến cho giá dầu xuống thấp. Vào tháng 4, thị trường dầu hỏa Mỹ có ngày tồi tệ nhất trong lịch sử. Vào lúc đó, một thương lượng đã được cắt giảm trong số các thành viên OPEC và OPEC+ để cắt sản lượng trên toàn cầu 9.7 triệu thùng để chấm dứt cuộc chiến giá cả.
Giá dầu đã leo lên sau đó trong năm, đạt tới $47 vào cuối tháng 11, là mức cao nhất của họ kể từ tháng 3. Ngay cả với sự hồi phục này, giá dầu vẫn ở mức 30% thấp hơn khi đầu năm, có nghĩa là các quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất đã đối diện thời kỳ kinh tế khó khăn sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021.
6- Hiệp Định Abraham Đã Ký
Điểm sang trong năm 2020 đến từ Trung Đông nói chung. Vào ngày 13 tháng 8, chính phủ Trump tuyên bố họ đã giúp phá vỡ một thương lượng mà trong đó các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) thừa nhận Do Thái để đổi lại cam kết của Do thái sẽ từ bỏ, ít nhất đối với việc sát nhập lãnh thổ tại Tây Ngạn. Vào ngày 11 tháng 9, Bahrain đã tuyên bố họ cũng tham gia vào hiệp định. 4 ngày sau, Trump đã tổ chức lễ ký kết tại Bạch Ốc đối với Hiệp Định Abraham và bày tỏ hy vọng rằng chúng sẽ đưa tới “hòa bình thực sự tại Trung Đông.”
Sudan đã tham gia vào hiệp định trong tháng 10, và Morocco theo sau vào tháng 12. Cho đến cuối năm, triển vọng tiếp tục khi có thể Saudi Arabia cũng tham gia. Điều quan trọng của hiệp định là, chúng không giải quyết vấn đề cốt lõi trong các nỗ lực kiến tạo hòa bình tại Trung Đông – sự xung đột giữa dân tộc Do Thái và người Palestine. Hiệp định đã không đề cập đến Palestine và lãnh đạo Palestine đã bác bỏ chúng. Ngoại giao cũng phải trả giá.
Hiệp định được gói với việc buôn bán vũ khí lớn cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và có thể gây áp lực lên sự chuyển đổi dân chủ non trẻ của Sudan. Cùng lúc, chính phủ Trump đã đưa Morocco vào cuộc bằng cách từ bỏ việc Hoa Kỳ từ lâu bác bỏ việc công nhận Morocco tuyên bố chủ quyền đối với Miền Tây Sa Mạc Sahara, có tiềm năng gia tăng các cơ hội xung đột trong khu vực đó. Giống như với nhiều sáng kiến ngoại giao, chỉ có thời gian sẽ trả lời các lợi ích của hiệp định có lớn hơn các tổn thất không.
Kỳ thị chủng tộc đã được cho là tội lỗi nguyên sơ của nước Mỹ. Nhưng đó là tội lỗi mà vượt qua khỏi Hoa Kỳ. Vào ngày 25 tháng 5, George Floyd, người đàn ông Da Đen 46 tuổi, đã bị bắt tại Minneapolis vì bị cáo buộc giao một tờ giấy bạc 20 đô la giả. Một trong những dảnh sát bắt ông đã đè đầu gối lên cổ của Floyd trong 8 phút và 15 giây, giết chết ông ấy.
Cái chết của Floyd trong tay cảnh sát có nhiệm vụ “bảo vệ và phục vụ” theo sau hàng tram vụ giết người Mỹ Da Đen của cảnh sát tương tự, gồm Trayvon Martin, Tamir Rice, and Breonna Taylor. Video của vụ giết Floyd đã khởi động các cuộc biểu tình khắp Hoa Kỳ và châm ngòi cho việc thảo luận trên toàn quốc kéo dài về sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống. Nhưng các cuộc biểu tình và thảo luận về công lý và bình đẳng đã đi xa hơn các biên giới của nước Mỹ.
Từ Paris tới Nairobi tới Rio de Janeiro, nhiều người đã xuống đường để phản đối cái chết của Floyd và nêu bật các bất bình đẳng chủng tộc trong chính các quốc gia của họ. Thủ Tướng Canada Justin Trudeau nói rằng “Kỳ thị chủng tộc là có thực. Nó ở trong Hoa Kỳ, nhưng nó cũng ở trong Canada.”
Nhưng điều tương tự có thể xảy ra với hầu hết các quốc gia khác, gồm Trung Quốc và Iran mà đã lấy cái chết của Floyd để làm bằng chứng về đạo đức giả của Hoa Kỳ đối với các vấn đề nhân quyền. Bất công và bất bình đẳng vẫn là thách thức trên toàn cầu.
4- Sự Gián Đoạn Biến Đổi Khí Hậu Tiếp Tục
Chào đón tới sự bình thường khí hậu mới: các trận cháy rừng thảm khốc, các trận bão ngày càng lớn hơn và thường xuyên hơn, và các vụ hạn hán trầm trọng hơn. Năm 2020 bắt đầu với nước Úc trải qua mùa cháy rừng tồi tệ nhất, với khoảng 6% toàn quốc nằm trong biển lửa và gần 3 triệu động vật bị giết chết. Miền Tây Hoa Kỳ đối diện các trận cháy rừng phá kỷ lục tương tự vào cuối năm.
Những vùng khác của Hoa Kỳ, Trung Mỹ, và Đông Nam Á bị thiệt hại với nhiều trận bão nhiệt đới tàn phá có thể là tồi tệ nhất trong 1,200 năm, và sa mạc Sahara tiếp tục mở rộng. Sự xuống giốc kinh tế được gây ra bởi đại dịch đã thúc đẩy sự sút giảm nặng trong việc thải khí carbon; chúng được dự đoán sẽ giảm xuống 11% tại Hoa Kỳ. Nhưng sự sút giảm đó đến trong bối cảnh thế giới đạt mức cao thải khí mới trong năm 2019 và khả năng hoạt động kinh tế sẽ gia tăng trong năm 2021.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã triệu tập cuộc họp qua mạng vào tháng 12 để đánh dấu năm thứ năm của Hiệp Ước Biến Đổi Khí Hậu Paris và thực hiện các cam kết ấn tượng để tiến tới việc thế giới không còn thải khí carbon. Tuy nhiên, những cam kết đó thì dễ dàng hơn là hoàn tất.
Và Trung Quốc đã cho thấy không muốn bãi bỏ các kế hoạch đầy tham vọng của họ để xây dựng hàng tram nhà máy điện chạy bằng than đá, một nguồn chính yếu của khí thải. Nói chung, thế giới tiếp tục lao tới một điểm không thể quay trở lại. Thực vậy, chúng ta có thể đã vượt qua nó.
3- Trung Quốc Tự Khẳng Định
“Sự tham gia chiến lược,” ý tưởng mà sự tham gia kinh tế sẽ đưa Bắc Kinh trở thành một “kẻ giữ tiền đặt cược có trách nhiệm” trong chính trường thế giới, có thể đã gặp phải sự tiêu tùng trong năm 2020. Trung Quốc ném sức nặng của họ lên khắp toàn cầu trong suốt năm, có vẻ không để ý đến ai mà họ đã xúc phạm.
Đầu năm 2020, các viên chức TQ đã leo thang ngoại giao theo kiểu “chiến sĩ sói” của họ, tấn công mạnh mẽ (và phi ngoại giao) các quốc gia và cá nhân mà họ tin là đã coi thường TQ. Vào tháng 4, TQ trả đũa việc Úc kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của vi khuẩn corona bằng việc mở ra cuộc chiến thương mại. Vào giữa tháng 6, nhiều ngày sau khi thỏa thuận được ký kết nhằm làm giảm căng thẳng biên giới với Ấn Độ, binh lính TQ đã khởi động các cuộc đụng độ giết chết 20 lính Ấn Độ.
Nhiều tuần lễ sau đó, Bắc Kinh đựa ra luận an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông được đặt ra để nghiền nát phong trào ủng hộ dân chủ. TQ cũng hung hăng trong các giao dịch với Đài Loan khi chính phủ Trump tăng cường mối quan hệ của họ với điều mà Bắc Kinh cho là một tỉnh nổi loạn.
TQ cũng tiếp tục đàn áp có hệ thống người dân thiểu số Duy Ngô Nhĩ với sự giám sát, bỏ tù, và bắt buộc đi lao động. Vào cuối năm, thành công tương đối của TQ trong việc giải quyết đại dịch và kích thích kinh tế của họ có vẻ đã thuyết phục được Bắc Kinh rằng họ đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với Tây Phương.
Thay vì lo sợ các kêu gọi bởi các viên chức Hoa Kỳ đối với việc tách rời hai nền kinh tế, TQ đã chấp nhận các bước được thiết đặt để tách khỏi Tây Phương theo cách của riêng họ.
2- Joe Biden Đắc Cử Tổng Thống
Người Mỹ cảm thấy sôi nổi về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Bằng chứng nằm trong số người đi bỏ phiếu: Hơn 159 triệu người đã bỏ phiếu. Đó là bằng 66.7% cử tri đi bỏ phiếu, là cao nhất kể từ năm 1900. Hơn 100 triệu người mỹ đã bỏ phiếu sớm, bằng cách trực tiếp tới phòng phiếu hay bằng gửi thư, lần đầu tiên trong lịch sử có nhiều người bỏ phiếu trước Ngày Bầu Cử nhiều hơn vào ngày này.
Chiều kích của việc bỏ phiếu bằng thư và một số cuộc đua sát nút có nghĩa là nó đã chưa hết cho đến ngày tháng 11, 4 ngày sau Ngày Bầu Cử, mà cuộc đua được gọi cho Joe Biden thắng. Tuy nhiên, Trump đã từ chối thừa nhận. Khẳng định rằng ông đã thắng, ông đã yêu cầu đếm lại phiếu tại nhiều tiểu bang, đã tuyên bố sai lầm rằng có gian lận bầu cử ở diện rộng, và đã nạp đơn kiện tại các tòa án tiểu bang và liên bang để đảo ngược kết quả bầu cử. Không có thách thức nào của ông thành công.
Vào ngày 14 tháng 12 Cử Tri Đoàn đã bỏ phiếu cho Biden làm tổng thống. Kết quả đó phù hợp với việc cho rằng trong khi chính sách đối ngoại không quyết định các bầu cử tổng thống, các cuộc bầu cử tổng thống quyết định chính sách đối ngoại. Các sự kiện tại ngoại quốc đã thu hút ít nhiều cuộc bầu cử năm 2020 dù Biden đưa ra cách tiếp cận thế giới khác hơn Trump đã làm.
Chúng ta sẽ chứng kiến trong năm 2021 nếu việc bãi bỏ của Biden đối với khẩu hiệu America First để ủng hộ cách tiếp cận đa phương hơn sẽ tạo ra các kết quả tốt hơn. Một câu hỏi đặt ra là liệu sự từ chối công nhận của Trump trong lúc đối diện với chứng cứ rõ ràng rằng ông đã thua có khuyến khích các nhà độc tài và chuyên chế không.
1- Đại Dịch Covid-19
Nhiều thứ khởi đầu nhỏ có thể tái định hình thế giới. Một ít người cho rằng khi tin tức trỗi lên vào tháng 12 năm rồi rằng TQ đã bắt đầu giám sát việc bùng phát của vi khuẩn giống viêm phổi mới, hay ngay cả ngày 11 tháng 1 sau khi TQ báo cáo tử vong đầu tiên từ bệnh này. Gần một năm sau, Covid-19 đã thay đổi cuộc sống như chúng ta đã biết.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) phỏng đoán trong tháng 10 rằng có tới 10% dân số thế giới đã bị dính Covid-19; vào cuối năm gần 1.8 triệu người chết từ nó. Khi các quốc gia thực hiện các lệnh phong tỏa để chận đứng sự lây lan của dịch bệnh, nền kinh tế toàn cầu xuống giốc – nó có thể giảm hơn 4% — và tỉ lệ nghèo khổ tăng cao. Một số quốc gia như New Zealand và Việt Nam đã giải quyết tốt đại dịch, hạn chế sự truyền nhiễm trong khi vẫn duy trì sự phát triển kinh tế.
Nhưng nhiều nước, đáng nói nhất là Hoa Kỳ, đã lúng túng trong ứng đối của họ và chứng kiến sự bùng nổ các trường hợp bị lây và tử vong. Các tranh cãi sẽ tiếp tục nhiều năm về lý do tại sao cuộc khủng hoảng đã bị giải quyết sai; lãnh đạo tồi, đảng phái chính trị, và không tin vào chính phủ để đưa ra một cách nổi bật trong các giải thích.
Một năm khép lại với ghi chú lạc quan khi thuốc chích ngừa đã được chấp thuận trong thời gian kỷ lục và hiện đang được phân phối để chích cho những người nằm trong diện ưu tiên. Vi khuẩn corona mới sẽ không phải là cuối cùng của loại này.
Ngoài ra còn có các sự kiện khác cũng đáng chú ý trong năm 2020.
Trong tháng 1, Anh Quốc chính thức rút ra khỏi Liên Âu.
Trong tháng 2, các cuộc biểu tình tại Đông Bắc Delhi để chống lại Luật Tu Chính Công Dân mới của Ấn Độ đã giết chết ít nhất 53 người.
Trong tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chiến dịch quân sự lớn chống lại Syria sau các cuộc không kích và pháo kích của Syria và Nga đã giết chết ít nhất hơn 30 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 4, Kim Jong Un vắng mặt trong buổi lễ lớn tại Bắc Hàn, khiến cho nhiều đồn đoán rằng ông đang sắp chết.
Trong tháng 5, Do Thái tuyên thệ trong chính phủ đoàn kết mới, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính chị lâu nhất của nước này.
Vào tháng 6, Bắc Hàn cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều mà phục vụ như là tòa đại sứ đối với Bắc và Nam Hàn.
Vào tháng 7, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra lệnh biến Hagia Sophia phải trở lại thành nhà thờ Hồi Giáo, đảo ngược quyết định năm 1934 biến nó thành bảo tàng viện.
Trong tháng 8, nhà chỉ trích Putin là Alexey Navalny đã bị đầu độc trong một chuyến bay tới Moscow.
Tháng 9, cuộc chiến bùng nổ tại Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Tháng 10, Bolivia tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống, kết quả là sự trở lại của đảng của cựu tổng thống Evo Morales để nắm quyền lực chính trị.
Trong tháng 11, Thủ Tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2019, ra lệnh quân đội Ethiopia đàn áp sự nổi dậy tại Tigray.
Tháng 12, chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận cuộc tấn công tin tặc tinh vi và rộng lớn, có khả năng thực hiện nhất bởi các cơ quan tình báo Nga, đã xâm nhập các hệ thống máy điện toán của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các công ty. (V/B)