Thursday, November 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

WHO cảnh báo “đại dịch” tin giả liên quan vắc-xin

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nạn tin giả có thể trở thành “bệnh truyền nhiễm” mới, đe dọa công tác tiêm chủng ngăn ngừa SARS-CoV-2 trên diện rộng.

Thông tin sai lệch về vaccine khiến cuộc chiến chống COVID-19 càng thêm gian nan. Ảnh: AFP
Thông tin sai lệch về vắc-xin khiến cuộc chiến chống COVID-19 càng thêm gian nan. Ảnh: AFP

Kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, thế giới đã có hơn 1,4 triệu người thiệt mạng trong số hơn 60 triệu ca nhiễm COVID-19.

Tin mừng là nỗ lực chạy đua chống dịch đã có tiến triển khi 3 nhà sản xuất gồm Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca/Đại học Oxford đã nộp đơn xin phê duyệt sử dụng vắc-xin ngừa COVID-19, sớm nhất có thể vào tháng 12.

Theo WHO, COVID-19 là đại dịch đầu tiên trong lịch sử mà nguồn lực công nghệ, truyền thông xã hội được sử dụng tối đa nhằm duy trì kết nối, cung cấp thông tin giúp mọi người bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Nhưng nó cũng để lại tiêu cực khi các biện pháp công nghệ cao tạo điều kiện cho “bệnh truyền nhiễm thông tin” (infodemic) lây lan, phá hoại nỗ lực kiểm soát COVID-19 trên toàn cầu. 

Cattle Vaccine Not Related to 2019 Novel Coronavirus - FactCheck.org

Chẳng hạn thời điểm COVID-19 bùng phát hồi tháng 2, dù các nhà khoa học khẳng định chưa có biện pháp đặc trị nhưng trên nhiều trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, YouTube hoặc WhatsApp bắt đầu lan truyền cách phòng ngừa virus vô căn cứ.

Một trong những thuyết âm mưu kỳ quặc nhất còn gồm ý kiến ​​cho rằng COVID-19 là một trò lừa bịp hoặc một phần trong kế hoạch kiểm soát dân số của giới tinh hoa mà chủ mưu là nhà sáng lập Tập đoàn Microsoft Bill Gates.

Còn ở hiện tại, trước những tiến bộ phòng ngừa dịch bệnh, chính phủ nhiều nước lại phải đối mặt hoài nghi từ công chúng về quá trình vắc-xin được nghiên cứu, phát triển và triển khai với tốc độ kỷ lục. Theo một cuộc thăm dò của Ipsos hồi tháng trước, chỉ 54% dân Pháp sẵn sàng tiêm chủng để ngừa SARS-CoV-2.

Controls to manage fake news in Africa are affecting freedom of expression

Bình quân ở 15 quốc gia, có 73% người được khảo sát cho biết sẽ tiêm vắc-xin, giảm 4% so với thăm dò hồi tháng 8. Một nghiên cứu khác của Dự án Niềm tin về vắc-xin tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ Luân Đôn (Anh) cho thấy, 54% nói rằng sẽ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhưng con số này giảm xuống còn 47,6% sau khi họ đọc qua thông tin sai lệch trên mạng xã hội.

WHO ước tính cần tới 60%-70% người dân chủng ngừa để đạt hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng. “Nếu chúng ta không giành được lòng tin của công chúng, thì vắc-xin của Pfizer hiệu quả tới 95% cũng chẳng có nghĩa lý gì” – Tiến sĩ Will Budd tại Đại học Imperial College London (Anh) giải thích.

The coronavirus pandemic 'Great Reset' theory and a false vaccine claim  debunked - BBC News

Nguyên nhân, theo chuyên gia Sylvain Delouvee tại Đại học Rennes-2 (Pháp), bầu không khí sợ hãi và bối rối vì đại dịch cộng với việc khó tiếp cận thông tin đáng tin cậy khiến niềm tin của công chúng đối với những gì họ đọc trong báo cáo hoặc nghe trong các cuộc họp của chính phủ giảm dần.

Thực trạng này tạo điều kiện cho luồng tin tức vô tận trên mạng xã hội lấp khoảng trống, trở thành chìa khóa mà người dân cần trong cuộc chiến chống COVID-19.

Trong nỗ lực giảm tác động tiêu cực đối với niềm tin vào vắc-xin, 3 trong số các mạng xã hội lớn nhất là YouTube, Facebook và Twitter cam kết sẽ hợp tác với những đơn vị tra cứu sự thật, chính phủ các nước và giới chuyên môn để đưa ra biện pháp mới giải quyết tin giả. 

Tiến sĩ Fauci đứng đầu danh sách đề cử Nhân vật của năm

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ và là thành viên cấp cao đội đặc nhiệm chống COVID-19 Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, hiện dẫn đầu danh sách bình chọn Nhân vật của năm 2020 do tạp chí TIME tổ chức khi giành 81% tỷ lệ phiếu đồng ý. Độc giả có thể bình chọn trực tuyến và người chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 10-12. (BCT)