Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

VOICE Australia yêu cầu Bộ Di Trú đừng viết tên đệm thành tên, và hỏi về tỵ nạn Việt ở Thái 


15/12/2022 VOICE Australia – Chính phủ Úc đang mời dân chúng đóng góp ý kiến để canh tân hệ thống di trú của Úc. Do đó, VOICE Australia vừa nộp bản đệ trình yêu cầu Bộ Di Trú xét 2 việc: 1. Trong visa, hãy viết đúng tên và tên đệm, và 2. Giải thích tại sao không cho bảo lãnh tỵ nạn Việt ở Thái Lan 

1. Văn và Thị là tên đệm của chúng tôi, xin visa đừng biến thành tên 

Để dễ hiểu và tạo ấn tượng dễ nhớ, VOICE Australia ví von về một người giả tưởng ở Việt Nam có tên là Nguyễn Mập Gầy. Khi cấp visa qua Úc thì Sứ Quán Úc luôn luôn viết tên đệm là chữ thứ nhất, là Map Gay Nguyen. Mà ở Úc chữ nào viết đầu sẽ là tên. Do đó, tên đệm biến thành tên. Bên VN tên là Gầy, qua bên nầy biến thành Mập. 

Ngoài ra, một số cơ quan hoặc tổ chức viết giống hoặc khác, thí dụ bằng lái thì Gay Map Nguyen, thẻ ngân hàng thì Map Gay Nguyen, do đó nhiều người bị rắc rối. 

Không chỉ người Việt mà còn nhiều phức tạp khác, thí dụ tiếng Khmer thì không dùng abc, người từ Mã Lai thì hay viết Bin hoặc Binti, người từ Punjab thì gần như nam nào cũng có họ là Singh còn nữ thì Kaur. 

Trong buổi họp tháng 9/2022, VOICE Australia đã nêu vấn đề này, cùng với giải pháp dưới đây, với Tổng Trưởng Di Trú Andrew Giles. Ông nói ông biết vấn đề này, Bộ của ông đang bàn với các chính quyền tiểu bang để tìm giải pháp. 

Trong bản đệ trình, VOICE Australia đề nghị giải pháp gồm 2 điểm. Thứ nhất, nhắm đến những di dân trong tương lai, thì SQ Úc ở mỗi quyền tiểu bang ở Úc để công bố tất cả các quy ước nói trên, và khuyến khích các tổ chức tư nhân (nước hãy hội ý trong nước đó để có quy ước phù hợp khi cấp visa cho người từ nước đó. Rồi cùng các cấp chính trường học, ngân hàng, v.v.) làm theo các quy ước này. 

Thứ nhì, cho những ai đã đến Úc rồi, thì lời công bố trên đây hãy khuyến khích mọi cơ quan chính quyền và tư nhân vui vẻ giúp những ai muốn chỉnh lại giấy tờ, và chỉ nên tính tiền vừa phải. 

Vấn đề này mới nghe thì nhỏ nhưng ảnh hưởng đến cả triệu người, và khiến một số người khó chứng minh lý lịch vì giấy tờ có tên khác nhau, vì vậy VOICE Australia yêu cầu Bộ Di Trú (BDT) hãy giải quyết.

2. CSP cho bảo lãnh mọi người, riêng tỵ nạn Việt ở Thái Lan thì không? 

Úc có chương trình cho phép mọi người dân hoặc tổ chức ở Úc được bảo lãnh bất cứ người tỵ nạn nào trên thế giới dù có là thân nhân hay không. Chương trình này mang tên Community Support Program (CSP). 

Nhưng, riêng người tỵ nạn Việt Nam ở Thái Lan, thì CSP không cho phép bảo lãnh! 

Trong năm 2021 và 2022, 2 lần VOICE Australia hỏi 2 tổ chức khác nhau đại diện cho BDT để nộp đơn bảo lãnh 2 người tỵ nạn khác nhau. Cả 2 tổ chức đều nói “Không” như trên. Khi hỏi tại sao, họ trả lời “We can’t tell you”. Khi hỏi lúc nào tình hình sẽ thay đổi, họ trả lời “We can’t tell you”.  Khi hỏi những tỵ nạn ở Thái nhưng không phải người Việt thì sao, họ trả lời “We can’t tell you”. 

Trong cuộc họp tháng 9 trên đây, VOICE Australia hỏi Tổng Trưởng Di Trú. Ông không trả lời thẳng, ông chỉ nói: CSP không phân biệt đối xử. Và Úc đang giảm lệ phí nộp đơn CSP. 

Hỏi không ra, thì dùng luật FOI. Một tuần sau đó, VOICE Australia nộp đơn đến phòng FOI – Freedom Of Information – để yêu cầu cấp bản sao của tài liệu mà BDT hướng dẫn các tổ chức đại diện để đừng nhận đơn về Việt ở Thái. Sau khi VOICE Australia đóng lệ phí để văn phòng FOI dành thời giờ để tìm tài liệu, đầu tháng 12 FOI gởi VOICE Australia 1 tài liệu tổng quát về CSP, trong 43 trang hoàn toàn không nhắc đến Vietnamese hay Thailand. VOICE Australia phản đối, nhưng VP FOI không nhúc nhích. 

Hỏi không ra và dùng FOI không xong, nay thì bản đệ trình này là cách thứ 3. Vì sự công bằng, và vì đồng bào tỵ nạn Việt có cuộc sống rất bấp bênh ở Thái, nên VOICE Australia sẽ theo đuổi việc này. -/-