Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Viên Cung Di: Úc có bằng chứng về dịch bệnh COVID-19 từ Tôn Lực Quân

Ngày 27 tháng trước, trong hai ngày liên tiếp lần lượt hai vị Bộ trưởng của Úc là Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold đã đến thăm Washington (Mỹ). Trong bài phát biểu chung với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, cả hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác về các vấn đề như Biển Đông và Hồng Kông.

Về sự kiện này, nhà công nghiệp một thời của Hồng Kông là ông Viên Cung Di (Elmer Yuen) cho biết, sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Úc đến Mỹ trong thời gian dịch bệnh là rất quan trọng, lý do vì Úc đã có được bằng chứng về virus viêm phổi Vũ Hán trong quá trình Tôn Lực Quân (Sun Lijun), cựu Thứ trưởng Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gửi cho vợ ông ta tại Úc.

Link video phỏng vấn ông Viên Cung Di tại đây.

Ông Viên Cung Di cho biết việc Bộ trưởng Ngoại giao Úc đến Mỹ trong lúc dịch bệnh là sự kiện quan trọng, lý do vì Úc đã thu được bằng chứng về virus viêm phổi Vũ Hán trong quá trình cựu Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Tôn Lực Quân chuyển bằng chứng qua Úc (Ảnh tư liệu: Chụp màn hình video NTD).
Tôn Lực Quân liên quan đến nhiều tội ác

Hồi đầu năm nay, sau khi Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, với tư cách là thành viên của nhóm công tác của Bộ Công an nên Tôn Lực Quân đã đến Vũ Hán để giám sát công tác phòng chống dịch bệnh. Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng Tôn Lực Quân, người đang ở Vũ Hán vào thời điểm đó đã có được bằng chứng về sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, bao gồm cả việc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh cũng như bằng chứng rò rỉ từ phòng thí nghiệm, sau đó ông ta âm thầm chuyển bằng chứng cho vợ mình ở Úc, nhưng quá trình vận chuyển đã bị cơ quan tình báo của Chính phủ Úc thu được, vì vậy Úc là nước đầu tiên yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.

Tháng Tư năm nay, nghị sĩ George Christensen của phe liên minh cầm quyền với Thủ tướng Úc Morrison, và Thượng nghị sĩ Antik lần lượt yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại. Các nhà lập pháp Úc khác cũng đồng thuận về vấn đề Chính phủ Úc sẽ tịch thu tài sản của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Ông Viên Cung Di cho biết vụ việc đã khiến chính quyền Bắc Kinh chú ý, và việc điều tra đã phát hiện bí mật về virus mà Tôn Lực Quân có được đã để lộ cho phía Úc, khiến Tôn bị miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TRung ương Trung Quốc tuyên bố điều tra vì "vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng" (Ảnh: Sina).
Tôn Lực Quân (Sun Lijun), Cựu Thứ trưởng Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). (Ảnh: Sina).

Ông Viên Cung Di cũng cáo buộc rằng Tôn Lực Quân đầy tội ác, ông ta không chỉ là kẻ chủ mưu đằng sau vụ việc ở nhà sách Vịnh Causeway Hồng Kông, và vụ việc tỷ phú người Canada gốc Trung Quốc là Tiêu Kiến Hoa bị thanh trừng; quan chức này cũng là chủ mưu bí mật đưa cảnh sát vũ trang Đại Lục tới Hồng Kông để đánh đập, hãm hiếp, hoặc giết người biểu tình, hoặc bí mật đưa về Đại Lục xét xử… “Ông ấy (Tôn Lực Quân) đã thi hành luật pháp xuyên biên giới mà không thông qua Ban Thường vụ Bộ Chính trị” …

Ông Viên Cung Di suy đoán rằng một trong những mục đích của Bộ trưởng Ngoại giao Úc tới thăm Mỹ là đích thân trao bằng chứng về dịch bệnh cho Mỹ. Hiện nay Mỹ đã có thêm lý do để xác nhận rằng dịch bệnh là vũ khí sinh hóa của ĐCSTQ.

Về việc Mỹ bỏ qua quyền miễn trừ chủ quyền (Sovereign Immunity of State) của Trung Quốc để cho phép những người bị viêm phổi Vũ Hán kiện ĐCSTQ, nhà công nghiệp Hồng Kông này chỉ ra rằng dự luật đã được thông qua trong hoạt động của Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, nhưng vẫn bị chặn tại Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo.

Có thể tạm giao chủ quyền Hồng Kông sang Liên Hợp Quốc?

Ông Viên Cung Di cũng tiết lộ rằng, ban đầu Chính phủ Mỹ muốn đợi cho đến tháng Chín khi Hồng Kông bầu cử Hội đồng Lập pháp thì mới quyết định có chế tài Hồng Kông hay không. Nhưng rồi các vấn đề liên quan như tước bỏ tư cách bầu cử của 12 ứng viên dân chủ, bầu cử Hội đồng lập pháp cũng hoãn lại, học hàm giáo sư của giáo sư Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting) của Khoa Luật của Đại học Hồng Kông đã bị thu hồi… nên Chính phủ Mỹ đã tiến hành các biện pháp trừng phạt sớm hơn dự kiến.

Ông Viên Cung Di nói rằng một trong những biện pháp trừng phạt mà ông đề xuất là cấm Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) chuyển đổi đô la Mỹ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính Hồng Kông khiến đồng đô la Hồng Kông mất giá, thị trường chứng khoán sụt giảm…; ngay cả khi lệnh trừng phạt có thể không triển khai thì một cảnh cáo cũng có thể làm hệ thống tài chính Hồng Kông hỗn loạn. Nhưng Mỹ đã xem xét toàn diện hơn, lâu dài và hiệu quả hơn, vì vậy ông đã kêu gọi người dân Hồng Kông yên tâm vì các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng theo trật tự phù hợp.

Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng một trong những mối quan tâm hiện nay là vấn đề chủ quyền của Hồng Kông, bởi vì dưới cai trị của ĐCSTQ thì Hồng Kông sẽ không bao giờ có dân chủ thực sự, tự do thực sự và luật pháp thực sự. Giả sử hiện nay tổ chức bầu cử dân chủ thì cũng không biết ngày mai có bị hủy tư cách hay không. Vì ĐCSTQ đã xé bỏ “Tuyên bố chung Trung-Anh” nên ông cho rằng nên buộc ĐCSTQ phải từ bỏ chủ quyền của Hồng Kông.

Một trong những kiến nghị là giao cho Hội đồng ủy thác của Liên Hiệp Quốc, là cơ quan được thành lập vào năm 1945 chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc giám sát chính quyền của lãnh thổ được ủy thác. Vỗn dĩ ban đầu hệ thống này được ủy thác giám sát lãnh thổ giúp các vùng thuộc địa hủy bỏ vị thế thuộc địa để trở thành tự trị hoặc độc lập. Điều kiện tiên quyết đầu tiên của Hội đồng là tôn trọng tương lai và quyền tự quyết của người dân trên lãnh thổ. Ông Viên Cung Di cho biết ĐCSTQ không dễ dàng đầu hàng chủ quyền Hồng Kông, nhưng nếu nổ ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ thì ĐCSTQ ở vị thế yếu nên sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán hòa bình, khi đó Hồng Kông có thể trở thành một trong những điều kiện để đàm phán, lúc đó chủ quyền Hồng Kông có thể giao cho Hội đồng ủy thác của Liên Hiệp Quốc để từ đó cho phép người dân Hồng Kông bỏ phiếu tự quyết về tương lai của Hồng Kông. (T/T)