Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Vì sao một số người mắc Covid-19 không có triệu chứng?

Nhiều người nhiễm nCoV không xuất hiện biểu hiện ho, sốt hay khó thở, tuy nhiên, họ vẫn có khả năng lây lan bệnh cho cộng đồng.

Tình trạng người mắc Covid-19 không có triệu chứng khá phổ biến. CDC Mỹ thống kê có 40% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 không biểu hiện ho, sốt hay các dấu hiệu bệnh về đường hô hấp.

What Coronavirus Actually Does to the Human Body

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng trên, NBC News dẫn lời TS Jorge Mercado (Bệnh viện Langone-Brooklyn của Đại học New York, Mỹ) cho biết chưa có kết luận chính xác vì sao một số bệnh nhân mắc Covid-19 không xuất hiện triệu chứng.

Nhiều nhà khoa học khác cố gắng tìm cách lý giải tình trạng này. TS Marybeth Sexton (Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ) giải thích thời gian ủ bệnh của virus lâu khiến một số người xem đó là tình trạng không có triệu chứng. Thực tế, bên trong cơ thể bệnh nhân vẫn diễn ra các ảnh hưởng do virus gây nên.

CDC Mỹ thông tin có thể mất 14 ngày sau khi nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng bên ngoài.

nguoi mac Covid-19 khong co trieu chung anh 1
Virus SARS-CoV-2 (màu xanh lá cây và da cam) sẽ gắn vào thụ thể ACE2 (màu hồng) và nhân đôi, gây bệnh cho cơ thể. Ảnh: Shutter Stock.

Khi nghiên cứu hình chụp X-quang ngực của bệnh nhân nghi mắc Covid-19, bác sĩ Terrence Hui (Bệnh viện Tan Tock Seng, Singapore) cố gắng tìm kiếm “bộ mặt của tử thần”. Đó là sự hiện diện của “bóng đen trắng” – vết mờ đục bao phủ phổi người bệnh.

Những bóng đen này là minh chứng cho tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, từ đó xác định bệnh nhân mắc Covid-19. “SARS-CoV-2 tấn công phổi khiến tế bào chết và chất lỏng chứa đầy các túi khí”, CNA dẫn lời BS Hui.

Theo ông Hui, hầu hết người mắc Covid-19 không có triệu chứng, bởi mảng trắng trong phổi rất nhỏ. Họ không cảm thấy khó thở hay thay đổi trong hệ hô hấp. Không khí sẽ chỉ đi đến các bộ phận khác của phổi. Nghiên cứu này tương tự quan điểm của TS Marybeth Sexton.

Coronavirus: How asymptomatic carriers spread a disease like COVID-19

Science Alert dẫn nghiên cứu của hai giáo sư tại Australia là Abela Mahimbo (Đại học Công nghệ Sydney) và David Isaacs (Đại học Sydney) giải thích triệu chứng bên ngoài của từng bệnh nhân phụ thuộc thời gian ủ bệnh.

Tương tự tất cả virus khác, SARS-CoV-2 cần xâm nhập vào bên trong tế bào của con người, sau đó nhân lên và tồn tại. Để làm được điều này, hạt trên vỏ ngoài của virus sẽ bám vào thụ thể protein phù hợp, được gọi là ACE2. Cơ chế bám này tương tự ổ khóa và chìa khóa. Các thụ thể ACE2 thường được tìm thấy trong phổi, thận, tim và ruột.

COVID-19 pandemic, coronaviruses, and diabetes mellitus | American Journal  of Physiology-Endocrinology and Metabolism

Một người bị nhiễm virus, có thể mất đến 14 ngày để các triệu chứng xuất hiện (nếu có). Đây được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm đang diễn ra. Ở người có lớp khiên miễn dịch tốt, nó sẽ ngăn virus đi vào cơ thể và xâm nhập phổi.

Do đó, nhiều người không có biểu hiện ho, sốt hay nhiễm trùng bởi hệ miễn dịch đang chiến đấu với virus tấn công. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 thông qua dịch tiết. (Z/N)