Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Vaccine COVID-19: Ai sẽ được ưu tiên?

Nếu vaccine COVID-19 được thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất, ai sẽ được được tiêm vaccine trước? Đây quả là một câu hỏi khó khăn…

Làm sao để phân bổ vaccine được hiệu quả? 

Theo Tiến sĩ Francis Collins – giám đốc của Ủy ban Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), có khả năng vaccine sẽ không có đủ liều cho tất cả mọi người trên thế giới ở trong ngày đầu tiên, và điều quan trong là thiết lập một kế hoạch để phân phối. – Tiến sĩ nói trong cuộc họp công khai đầu tiên của Ủy ban Tư vấn về Phòng chống Tiêm chủng (ACIP) vào ngày 24/7, bàn về việc phân bổ vaccine COVID-19 một cách công bằng, 

Trước đó, nhóm nhỏ của ACIP đã soạn thảo một kế hoạch nhỏ, dựa trên kế hoạch phân phối vaccine cúm đã có trước đây, nhưng là dành riêng cho Hoa Kỳ. Bộ khung đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19 trước gồm 5 tầng. Tầng trên cùng là những người thuộc diện nhân viên y tế và những người làm việc ở tuyến đầu, ước tính khoảng 12 triệu người. Bà Sarah Mbaeyi – quan chức y tế thuộc CDC giải thích rằng, những liều đầu tiên sẽ dành cho những người có nguy cơ cao nhất về y tế, an ninh quốc gia và những nhân viên trọng yếu khác.

Vaccine COVID-19 - Ai sẽ được ưu tiên?
Bé Hannah Rood ba tuổi được tiêm vaccine phòng cúm lợn tại phòng khám trong một trung tâm y tế ở San Pablo, California, vào ngày 5/11/2009… (Justin Sullivan/Getty Images)

Tầng 2 và 3 có khoảng 110 triệu người, cũng là những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các công việc thiết yếu khác, hoặc thuộc các nhóm sau: trên 65 tuổi, sống trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn, hoặc những người đang trong tình trạng sức khỏe có thể tiến triển thành nghiêm trọng. Hai tầng cuối cùng là dành cho dân số còn lại của Hoa Kỳ, là khoảng 206 triệu người.

Ngày 18/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 18/6 cũng đã đưa ra chiến lược phân bổ vaccine dự kiến của riêng mình. Họ sẽ ưu tiên cho gần 2 tỷ người, kết hợp với các nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người từ 65 tuổi trở lên hoặc nhỏ hơn 30 – nếu họ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn do mắc các bệnh nền như tim mạch, ung thư, tiểu đường, béo phì hoặc bệnh hô hấp mãn tính.

Những tiêu chuẩn mơ hồ

Những kế hoạch trên đều mô tả rất mơ hồ về các đối tượng ưu tiên. Có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời. Chẳng hạn như: 

  • Chủng tộc hay dân tộc có nên là một tiêu chí ưu tiên?
  • Nói chính xác thì nhân viên y tế như thế nào là có nguy cơ cao? Các y tá và bác sĩ ở tuyến đầu chống COVID-19 thì đã có những dụng cụ bảo vệ tốt nhất, trong khi những người khác trong bệnh viện, do thực hiện những công tác khác, nên có thể không có đồ bảo hộ? 
  • Người nghèo có nên được ưu tiên hay không? Họ ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sống trong điều kiện thiếu thốn; và nếu họ bị bệnh, họ phải nghỉ làm và gặp nhiều khó khó khăn hơn? 
  • Còn những vô gia cư thì sao? 
  • Các giáo viên với các nhóm lớn học sinh thì thế nào?
  • Phụ nữ mang thai và những người có nguy cơ chuyển biến nặng cao hơn 1,5 lần nếu mắc COVID-19 thì tính sao?

Đúng như ông Collins nói, ngay cả khi có được khung phân phối thì “Điều này vẫn sẽ gây tranh cãi. Không phải ai cũng thích câu trả lờiSẽ có nhiều người cảm thấy họ nên đứng trên hàng đầu của danh sách, nhưng không phải ai cũng có thể”.

Tiếp tục chờ đợi…

Tiến sĩ Helene Gayle, chủ tịch và CEO của Chicago Community Trust cho biết sẽ có một số phiên họp công khai bổ sung. “Các phiên này là vô cùng quan trọng“, bà nói thêm.

Thành viên ủy ban và các quan chức chính phủ cho biết: tính minh bạch sẽ là tối quan trọng trong việc tạo ra bất kỳ khuôn khổ phân phối nào. 

Nỗ lực này phải minh bạch, dựa trên cơ sở khoa học và khách quan” – Chủ tịch Học viện Y khoa Quốc gia, tiến sĩ Victor Dzau nói. “Khuyến nghị phải được công chúng tin tưởng“.

Tiến sĩ Jose Romeo – chủ tịch của ACIP nói rằng tổ chức này có một lịch sử lâu dài về các cuộc họp công cộng và những quy trình mở. Ông nói thêm: “Sự an toàn và minh bạch của vaccine là thông số chính trong các cuộc thảo luận của ACIP, để từ đó đưa ra các khuyến nghị”. 

Tom Frieden, cựu giám đốc CDC nói rằng ông rất ấn tượng với các cuộc thảo luận về ACIP nhưng nhấn mạnh rằng ngay cả khi đến lúc cần đưa ra khuyến nghị, ACIP sẽ gặp lại vấn đề này vào tháng 8 và dù WHO có kế hoạch hoàn thiện các kế hoạch phân bổ vào cuối tháng đó, dữ liệu sẽ vẫn không hoàn hảo. Câu trả lời vẫn chưa có hồi kết. (NTD)