Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Vắc-xin Covid-19: Nếu được tiêm AstraZeneca, có nên đợi Pfizer?

Câu hỏi được hỏi nhiều nhất đối với các chuyên gia y tế Úc lúc này là: “Tôi nên quyết định như thế nào về việc tiêm vắc-xin Covid-19?”

Tiêm vắc-xin Covid-19: Nếu được tiêm AstraZeneca có nên đợi Pfizer? Nếu có cơ hội tiếp cận, mọi người nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. (Hình Unsplash)

Dưới đây là tư vấn từ các bác sĩ hàng đầu Úc về các trường hợp đủ điều kiện tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Và nếu có cơ hội tiếp cận, mọi người nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Hiện tại, Pfizer và AstraZeneca là hai loại vắc-xin Covid-19 phổ biến ở Úc. Cả hai loại vắc-xin này đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh phổi nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 gây ra. Cả hai đều có tác dụng phụ rất hiếm gặp.

Tại Úc, các bệnh viện ở New South Wales vẫn có hàng nghìn bệnh nhân nhiễm Covid 19. Dịch bệnh cũng đang hoành hành ở Queensland và nhiều nơi khác. Trong khi đó, hàng triệu liều vắc-xin AstraZeneca chưa sử dụng vẫn “nằm chờ” trong các phòng tiêm chủng.

Ngược lại, mặc dù nguồn cung vắc-xin Pfizer đang dần tăng lên nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu.

Có nên đợi Pfizer?

Biến thể Delta đang tỏ ra nguy hiểm hơn nhiều so với các chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trước đây. Không chỉ có khả năng lây nhiễm cao, biến chủng Delta dường như đang khiến nhiều người trẻ tuổi nhiễm bệnh hơn so với các chủng họ hàng của nó.

Tuy nhiên, dù là Delta hay một chủng khác thì thường chỉ còn khả năng gây ra bệnh nhẹ ở những người được tiêm chủng, bằng chứng là ở Bắc Mỹ, châu Âu, Anh và những người đã được chủng ngừa ở châu Á. Những người chết vì chủng virus nguy hiểm này, hầu như đều chưa được tiêm vắc-xin covid-19.

Nên tiêm một liều vắc-xin Covid-19 -càng sớm càng tốt

Trong bối cảnh bùng phát dịch quá nhanh như hiện nay, khuyến nghị mạnh mẽ của giới y, bác sĩ đối với tất cả người dân Úc là nên tiêm liều đầu tiên càng sớm càng tốt, dù nó là vắc-xin AstraZeneca hay Pfizer. Tiếp sau đó là nhanh chóng tiếp cận với liều thứ hai khi đến thời gian tiêm.

AstraZeneca là vắc-xin tuyệt vời đã cứu sống hàng triệu người và sẽ còn cứu được nhiều người nữa. Covid-19 có thể giết bạn vào bất cứ lúc nào. Đừng để người bạn yêu thương bị nhiễm bệnh hoặc phải nhập viện, lúc đó thì đã quá muộn.

Rủi ro không chỉ là cái chết

Mối quan tâm trong cộng đồng về AstraZeneca, trong đó có tâm lý ưa thích hơn đối với vắc-xin Pfizer, xuất phát từ hai vấn đề chính.

Đầu tiên là tính an toàn, mọi người thường bày tỏ lo ngại, vắc-xin AstraZeneca không an toàn vì có liên quan đến hội chứng đông máu hiếm gặp. Thứ hai là tính hiệu quả và nhận thức rộng rãi hiện nay của mọi người là vắc-xin Pfizer cung cấp sự bảo vệ tốt hơn AstraZeneca.

Về mặt an toàn, tác dụng phụ của vắc-xin AstraZeneca là hội chứng đông máu được gọi là hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối, hay TTS, rất hiếm gặp.

Trên thực tế, đối với người Úc trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc TTS sau khi tiêm AstraZeneca là khoảng 1/50,000. Ở những người dưới 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/35,000.

Tử vong đã xảy ra ở khoảng 5% số người bị TTS: ít hơn một phần triệu (<1/1,000,000) khả năng tử vong do tiêm vắc-xin.

Tại Úc tỷ lệ tử vong được ghi nhận thấp hơn so với các nước khác là do thực hiện nhanh các kỹ thuật chẩn đoán và tiến hành các biện pháp điều trị sớm hiệu quả hơn.

Nếu đi sâu về nguy cơ chính xác đối với từng độ tuổi khác nhau, giới y học thừa nhận rằng, rủi ro cao hơn một chút ở những người trẻ tuổi, nhưng nguy cơ tử vong do TTS gây ra sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là cực kỳ thấp -đối với tất cả các nhóm tuổi. Trên thực tế, thấp hơn đáng kể so với nhiều phương pháp điều trị và can thiệp y tế được chấp nhận khác.

Trong khi, nguy cơ tử vong do Covid-19 ở Úc là 1 trên 35.

Mặc dù nguy cơ tử vong cao nhất ở các nhóm người cao tuổi, nhưng hiện nay, chúng ta đang chứng kiến tình trạng bệnh nặng và tử vong ở những bệnh nhân trẻ tuổi chưa được tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, rủi ro không chỉ là cái chết, từ 10-30% những người nhiễm Covid-19 sẽ phải chịu những hậu quả lâu dài về sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của nó hiện vẫn chưa được tìm hiểu hết.

Câu hỏi thường gặp về vắc-xin AstraZeneca

“Tôi bị bệnh tim, vậy tôi có bắt buộc phải dùng vắc-xin Pfizer không?”

Các chuyên gia về đông máu đã xác định được 4 nhóm tình trạng sức khỏe hiếm gặp, khiến mọi người không thể tiêm vắc-xin AstraZeneca:

Tiền sử huyết khối tĩnh mạch não trước đây

Huyết khối tĩnh mạch bụng

Heparin gây giảm tiểu cầu

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid với cục máu đông

Đối với tất cả những người khác (không bao gồm phụ nữ mang thai), không gặp phải những vấn đề về sức khỏe nào như trên từ trước, nhưng có bất kỳ bằng chứng nào, có thể tạm hoãn tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Những người bị bệnh tim, tiểu đường, tiền sử DVT, tiền sử ung thư và nhiều bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng khác, có thể yên tâm rằng, dựa trên dữ liệu thực tế từ hàng trăm triệu liều vắc-xin AstraZeneca đã được sử dụng, họ không phải đối mặt với rủi ro nào khác.

Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc-xin có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

“Tôi đang mang thai -tôi nên làm gì?”

Nghiên cứu gần đây cập nhật các lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai và họ được khuyên nên tiêm vắc-xin Pfizer (nếu có). Lời khuyên này là do hiện không có nhiều kinh nghiệm thực tế về việc tiêm vắc-xin AstraZeneca ở phụ nữ mang thai, không phải vì có bằng chứng về việc tăng các nguy cơ.

Mặt khác, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Covid-19, họ có nhiều khả năng bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn và thường cần phải nhập viện.

“Không phải vắc-xin AstraZeneca kém hiệu hay quả sao?”

Về mặt hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, cả AstraZeneca và Pfizer đều có khả năng ngăn ngừa biến thể Delta như nhau.

Biến chủng Delta đưa ra một thách thức lớn hơn so với các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Những người sử dụng một liều AstraZeneca hoặc Pfizer đều đạt được 33% khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng do biến thể Delta gây ra, ít hơn mức bảo vệ được cung cấp cho các biến thể Covid-19 trước đó.

Tuy nhiên, nếu đã tiêm đủ hai liều, dù là AstraZeneca hay Pfizer, đều có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh nặng. (TGVN)