Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc yêu cầu quân đội Myanmar trả tự do “ngay lập tức” cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi

Australia yêu cầu quân đội Myanmar trả tự do "ngay lập tức" cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi
Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi. (Hình Reuters)

Quân đội Myanmar hôm 1/2 đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm sau khi nhà lãnh đạo Myamar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều quan chức khác bị bắt giữ.

ngày hôm nay (1/2) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình hình ở Myanmar, và yêu cầu quân đội Myanmar trả tự do “ngay lập tức” cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo khác được người dân bầu chọn, theo hãng thông tấn NDTV (Ấn Độ).

Canberra cũng đã cảnh báo rằng quân đội Myanmar đang “một lần nữa tìm cách giành quyền kiểm soát” đất nước.

“Chúng tôi đề nghị quân đội Myanmar tôn trọng pháp quyền, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do ngay lập tức cho tất cả các nhà lãnh đạo dân sự và những người khác đã bị giam giữ trái pháp luật”, Ngoại trưởng Úc Marise Payne nhấn mạnh trong tuyên bố mới nhất.

Foreign Minister Marise Payne at Parliament House in Canberra.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne. (Hình AAP)

“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc triệu tập lại Quốc hội Myanmar một cách hòa bình, đúng với kết quả của cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020”, Payne nói.

Vụ đột kích lúc rạng sáng

Theo Reuters, rạng sáng ngày 1/2, nhà lãnh đạo Myamar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều quan chức cấp cao của đảng cầm quyền đã bị bắt trong một cuộc đột kích.

Thông tin do phát ngôn viên phát ngôn viên Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền (NLD) công bố.

Tiết lộ với Reuters qua điện thoại, phát ngôn viên Myo Nyunt cho biết, bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều lãnh đạo khác đã bị “bắt” vào rạng sáng ngày hôm nay.

Australia yêu cầu quân đội Myanmar trả tự do ngay lập tức cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi - Ảnh 2.
Các nguồn tin ghi nhận nhiều binh lính Myanmar đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Naypyitaw và thành phố lớn Yangon. Nhiều sĩ quan cảnh sát đã được triển khai bên ngoài tòa thị chính Yangon.

“Tôi muốn đề nghị người dân Myanmar không phản ứng nóng vội và tôi muốn họ hành động theo pháp luật”, ông Nyunt cho biết bản thân nhiều khả năng cũng sẽ bị bắt giữ.

Động thái này xảy ra chỉ vài ngày sau khi căng thẳng leo thang giữa chính quyền dân sự và lực lượng quân đội Myanmar.

Kênh truyền hình quân đội Myanmar sau đó đã phát thông báo về việc quân đội ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm – căn cứ theo các quy định trong Hiến pháp, và quyền lực đã được chuyển giao cho Thống tướng Min Aung Hlaing.

Sáng sớm 1/2, quân đội Myanmar đã bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao của đảng cầm quyền.

Bà Suu Kyi, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.

Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành “lãnh đạo thực quyền” của Myanmar, song vẫn giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, danh tiếng quốc tế của bà Suu Kyi đã bị ảnh hưởng do những cáo buộc xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar. Quốc gia này phủ nhận cáo buộc và tuyên bố từ lâu chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố. (T/H, SOHA)