Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc sắp tung ‘đòn trời giáng’ hợp đồng thuê cảng của TQ

Úc xem xét hủy hợp đồng thuê cảng của công ty Trung Quốc. Ngày 2/5, tờ Sydney Morning Herald (SMH) cho biết, Úc sẽ xem xét lại hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm của một công ty Trung Quốc, động thái có thể “đổ thêm dầu vào lửa” vào những căng thẳng hiện nay giữa Bắc Kinh và Canberra.

Úc sẽ xem xét lại hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm của một công ty Trung Quốc. (Hình Reuters).

Thủ tướng Úc Scott Morrison vừa cảnh báo sẵn sàng lấy lại 2 cảng quan trọng từ các nhà đầu tư Trung Quốc nếu phát sinh những nỗi lo về an ninh quốc gia.

Chính quyền tiểu bang New South Wales hồi năm 2014 đã cho một nhóm nhà đầu tư được Trung Quốc hậu thuẫn thuê cảng Newcastle, cảng xuất khẩu than lớn nhất thế giới, với giá 1.75 tỷ trong vòng 98 năm.

Giới chức quân sự Úc hiện đang xem xét việc hủy hợp đồng thuê cảng Darwin ở vùng Lãnh thổ phía Bắc với tập đoàn Landbridge, do tỷ phú người Trung Quốc Ye Cheng sở hữu, trên cơ sở lo ngại về an ninh quốc gia hay không.

China Merchants Port Holdings has 50 per cent control of the Port of Newcastle (pictured), a major coal export hub, until 2112
Cảng Newcastle, NSW. (Hình Shutterstock)

SMH dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton cho biết nhận, Hội đồng an ninh quốc gia Úc đã đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét lại hợp đồng cho thuê cảng Darwin, và hiện và việc này đang được tiến hành.

Bộ Quốc phòng, đại diện của Landbridge tại Úc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra hiện chưa phản hồi đề nghị bình luận về thông tin nêu trên.

Theo SMH, tập đoàn Landbridge có mối quan hệ gần gũi với quân đội Trung Quốc, đã thắng thầu năm 2015 về việc vận hành cảng Darwin theo hợp đồng trị giá hơn 506 triệu.

Cảng Darwin được cho là nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trên các tuyến đường vận tải biển quan trọng và là cảng nằm gần nhất các đối tác thương mại lớn của Úc ở châu Á. TP cảng Darwin cũng là nơi đón tiếp lực lượng quân sự của các đối tác và đồng minh, trong đó có lính thủy đánh bộ Mỹ.

Quyết định này khiến Mỹ bất ngờ vì cảng Darwin nằm ở sườn phía Nam khu vực Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương. Truyền thông Úc đưa tin, Tổng thống Mỹ khi đó, ông Barrack Obama đã bày tỏ sự giận dữ với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vì đã không thông báo về thỏa thuận với Trung Quốc.

Úc đã rà soát lại luật đầu tư nước ngoài trong gần 1 năm qua, theo đó, chính phủ sẽ có quyền áp đặt các điều kiện mới đối với các thỏa thuận hoặc buộc hủy bỏ thỏa thuận dù các thỏa thuận này đã được Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài phê duyệt.

Coal ship loading up in Newcastle
Một tàu chở than ở cảng Newcastle, NSW (Hình ABC).

Trước đó, Úc dùng luật mới để hủy các thỏa thuận giữa chính quyền tiểu bang Victoria với Trung Quốc về một số dự án liên quan đến sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Căng thẳng giữa Úc với Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Trung Quốc sau đó đã đáp trả bằng các hạn chế thương mại./. (T/H)