Thursday, November 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc điều tra thời gian miễn dịch kéo dài sau tiêm chủng COVID-19

Các tế bào B chịu trách nhiệm sản sinh các kháng thể có thể xác định và trung hòa virus SARS-CoV-2, trong khi các tế bào T đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển phản ứng của tế bào B.

Các nhà khoa học Úc đã tiến hành điều tra sự miễn dịch được duy trì trong bao lâu sau khi tiêm vắc-xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, điều sẽ tác động lớn đến khả năng tái nhiễm và việc phát triển vắc-xin.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Nature Communications, nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty đã mô tả một lịch trình đầy đủ của kháng thể, tế bào B và tế bào T trong bốn tháng đầu tiên sau tiêm phòng.

Các tế bào B chịu trách nhiệm sản sinh các kháng thể có thể xác định và trung hòa virus SARS-CoV-2, trong khi các tế bào T đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển phản ứng của tế bào B.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng lượng kháng thể đã giảm mạnh trong 1-2 tháng đầu tiên sau tiêm phòng, nhưng mức giảm này dần chậm lại. Điều tương tự cũng xảy ra với các tế bào T.

Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu cấp cao Jennifer Juno của viện trên cho biết một trong những quan sát thú vị trong nghiên cứu này là số lượng tế bào T nhận dạng protein bị SARS-CoV-2 tấn công đã tăng dần theo thời gian ở tất cả các bệnh nhân được theo dõi, dù mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ.

Bà Juno khẳng định: “Điều này rất đáng chú ý vì công việc của chúng tôi và nhiều nghiên cứu khác gần đây cho thấy các tế bào B này tiếp tục sinh sôi và có thể tiến hóa cùng với thời gian. Điều đó khá hữu ích trong việc bảo vệ khi con người trong những lần phơi nhiễm tiếp theo với virus, bởi các tế bào ‘ghi nhớ’ sẽ có thể kích hoạt lại.”

Tuy nhiên, các phát hiện của nghiên cứu trên cho thấy các loại vắc-xin ngừa COVID-19 hiện nay cần tạo ra những phản ứng kháng thể mạnh hơn sự lây nhiễm tự nhiên thì mới tạo ra một sự bảo vệ lâu dài./. (VN+)