Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc chuẩn bị xem xét Viện Khổng tử tại các trường đại học

Chính phủ Úc sẽ xem xét lại thỏa thuận thành lập Viện Khổng tử tại các trường đại học của Úc trong vài tháng tới trước những lo ngại về an ninh quốc gia.

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Tượng Khổng Tử. (Hình Pixabay).

Tờ The Sydney Morning Herald (SMH) ngày 10-5 đưa tin chính phủ Úc sẽ xem xét lại thỏa thuận thành lập Viện Khổng tử tại các trường đại học của Úc trong vài tháng tới theo đạo luật Quan hệ Đối ngoại.

Ít nhất một trung tâm, trong đó có Viện Khổng Tử Y học Trung Quốc tại ĐH RMIT, sẽ bị đóng cửa trong năm nay.

Các Viện Khổng tử, dưới sự hợp tác giữa 13 trường đại học Úc với các trường đại học Trung Quốc, sẽ chịu sự giám sát của chính phủ liên bang trong bối cảnh lo ngại gia tăng về việc chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng các viện này để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền.

SMH dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Úc và Thương mại Úc cho biết Ngoại trưởng Úc Marise Payne sẽ quyết định có hủy các thỏa thuận thành lập viện “trên cơ sở từng trường hợp cụ thể” hay không.

Ảnh tư liệu: Ngày 20/06/2010, Tập Cận Bình (lúc đó là phó chủ tịch nước) khai trương Học Viện Y Học Khổng Tử đầu tiên của Trung Quốc tại đại học RMIT, Melbourne, Úc. (Hình AFP)

Tuy nhiên, tất cả 13 trường đại học tại Úc dự kiến phải báo cáo các thỏa thuận thành lập Viện Khổng tử cho chính phủ liên bang để xem xét trước hạn chót vào ngày 10-6.

“Các trường đại học được yêu cầu phải báo cáo mọi thỏa thuận hiện có với nước ngoài thuộc phạm vi của kế hoạch, gồm cả những nơi có liên quan các Viện Khổng Tử” – bà Payne cho biết.

Ít nhất bốn trường đại học, gồm ĐH Sydney, ĐH Victoria, ĐH Queensland và ĐH Western Australia, đã báo cáo các thỏa thuận để Bộ Ngoại giao Úc xem xét.

Các trường đại học khác, bao gồm ĐH Melbourne, ĐH Latrobe và ĐH New South Wales, dự định sẽ báo cáo các thỏa thuận trước hạn chót vào tháng 6.

Trung Quốc khai thác và gây ảnh hưởng lên các trường đại học của Mỹ như thế nào?
Bức chạm đồng Khổng Tử tại Bắc Kinh. (Hình China File).

ĐH Adelaide cho biết vẫn đang thảo luận với chính phủ liên bang về việc liệu Viện Khổng tử tại đại học này có thuộc diện bị xem xét theo luật hay không.

Tháng 12-2020, Quốc hội Úc đã ban hành đạo luật Quan hệ Đối ngoại, cho phép chính phủ hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận giữa chính quyền các bang và nước ngoài, nếu bị xem là “không phù hợp với chính sách đối ngoại liên bang”.

Theo đạo luật, ngoại trưởng Úc có quyền hủy bỏ các thỏa thuận mới hoặc đã ký giữa chính phủ nước ngoài với chính quyền tám bang và vùng lãnh thổ của Úc, cũng như với các cơ quan, tổ chức như chính quyền địa phương và các đại học.

Các Viện Khổng Tử chủ yếu giảng dạy các khóa học – không cấp bằng cấp – về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, và đôi khi tổ chức các sự kiện công khai về các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.

Lễ gắn biển Học viện Khổng Tử tại Đại học La Trobe, Australia. Ảnh: Hanban.org.
Lễ gắn biển Học viện Khổng Tử tại Đại học La Trobe, Melbourne (HìnhHanban).

Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc ngày càng xấu đi, các trường đại học bị buộc ngày càng phải cảnh giác trước quyết định ký thỏa thuận thành lập các Viện Khổng tử.

Một số trường đại học gần đây đã đàm phán lại thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc sau khi SMH và tờ The Age hồi năm 2019 tiết lộ rằng một số trường đã đồng ý chia sẻ hoặc chuyển quyền quyết định về nội dung giảng dạy cho trụ sở chính Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, không rõ liệu những thay đổi này có thể đảm bảo các trung tâm không bị ảnh hưởng theo đạo luật mới hay không.

Úc chuẩn bị xem xét Viện Khổng tử tại các trường ĐH  - ảnh 1
Úc sắp đưa Viện Khổng tử tại các trường ĐH vào diện xem xét. (Hình John Woudstra).

Trước đó, ĐH Melbourne hồi năm 2020 đã đàm phán lại thỏa thuận với đối tác Trung Quốc, cho biết Viện Khổng tử tại đại học này được ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) tài trợ một phần, song trường vẫn đảm bảo được “sự độc lập và tự chủ” của mình đối với hoạt động của viện.

Theo ông James Paterson -chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo của Nghị viện, các trường đại học cần cân nhắc kỹ về vai trò của mình trong việc tổ chức các viện “bất kể việc đàm phán lại này đang được tiến hành”.

“Các trường đại học cần cân nhắc cẩn thận xem việc thành lập một tổ chức do một chính phủ nước ngoài, với các cáo buộc vi phạm nhân quyền, hậu thuẫn nhằm thúc đẩy quyền lực mềm có phù hợp với lợi ích của mình hay không” –ông Paterson nói. (PLO)