Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

TÌM HIỂU: Cách ăn mì gói tốt cho sức khỏe

Mì ăn liền là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi giá thành rẻ, dễ ăn và dễ chế biến. Tuy nhiên, một gói mì hấp dẫn như vậy lại chứa những chất không tốt cho sức khỏe, bạn có biết đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe của chúng ta qua bài viết dưới đây nhé.

Thành phần và dinh dưỡng có trong mì gói

Giống như tên gọi, mì ăn liền là một loại mì đã được chế biến sẵn, thường được bảo quản trong các gói hoặc cốc (bát) nhựa. Khi mua về, chỉ cần làm theo hướng dẫn, sau vài phút chúng ta đã có một bữa ăn ngon lành. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi thành phần trong bát mì mình đang ăn có những thành phần như thế nào?

Thành phần chính có trong mì gói gồm bột mì (hoặc bột sắn), bột canh và gói gia vị. Đặc biệt, trong gói mì có rất ít lượng đạm và chủ yếu chỉ có đạm thực vật. Mỗi thương hiệu mì khác nhau sẽ có sự thay đổi về thành phần, tuy nhiên hầu hết các loại mì đều sẽ có một số giá trị dinh dưỡng nhất định. Ví dụ: Trong 1 gói mì 75g sẽ cung cấp cho bạn 51.4g carbohydrate, 13g chất béo và 6.9g protein. Như vậy, trung bình chúng ta sẽ nhận được 350 calorie sau khi thưởng thức xong một gói mì.

Hàm lượng calorie, chất xơ và protein thấp

Như đã đề cập, do những thành phần rất hạn chế nên trong mì gói có rất ít giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng chất xơ chỉ chiếm 1g và có tới 4g protein cho mỗi khẩu phần.

Protein đã được chứng minh giúp tăng cảm giác no, giảm hormone cortisol gây căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, chất xơ có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, phòng xơ vữa động mạch và giúp chúng ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không những vậy, dù chỉ cung cấp một lượng calorie thấp nhưng đây lại là axít béo no, khó tiêu hóa dễ dẫn đến béo phì.

Mì ăn liền có chứa bột ngọt

Bột ngọt là chất phụ gia phổ biến được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Vai trò của chúng là tăng hương vị và kích thích vị giác người dùng. Với mì gói cũng không ngoại lệ, bột ngọt là một trong những thành phần chính có trong gói gia vị. Mặc dù lượng bột ngọt này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đạt chuẩn với hàm lượng phù hợp không gây hại cho sức khỏe, nhưng những tác hại tiềm ẩn của nó vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tiêu thụ bột ngọt một lượng quá mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, huyết áp cao, đau đầu…

Ăn quá nhiều mì gói ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cho cơ thể

Chắc hẳn với những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trả lời cho câu hỏi: “Ăn mì gói có tốt không?”. Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài mà không bổ sung thêm đạm và rau xanh, cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây ra tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất khiến cơ thể mệt mỏi, theo thời gian dễ sinh bệnh.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nếu ăn mì tôm quá nhiều lần trong tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng về tim mạch, ung thư và gia tăng quá trình lão hóa. Đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá mì gói có các thành phần không tốt cho sức khỏe như màu thực phẩm, chất béo bão hòa…

Mì gói chứa nhiều natri

Trong một phần mì tôm có chứa khoảng 397 – 3678mg natri, đôi khi thực tế còn nhiều hơn. Mặc dù natri là một khoáng chất cần thiết để cơ thể hoạt động ổn định và bình thường nhưng tiêu thụ một lượng natri cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đã từng có bằng chứng chỉ ra rằng, lượng natri cao có thể tác động tiêu cực đến một số đối tượng nhạy cảm với muối dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và thận.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, mỗi người chỉ nên tiêu thụ 2g natri mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu ăn 1 gói mì, bạn sẽ rất khó giữ lượng natri theo khuyến nghị.

Trong mì gói có lượng natri tương đối cao

Nếu muốn thưởng thức mì gói một cách an toàn, có lợi cho sức khỏe, hãy chọn mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Sự lựa chọn này sẽ giúp tăng hàm lượng chất xơ và cảm giác no. Đồng thời hãy chú ý thành phần có in trên bao bì, từ đó lựa chọn loại mì ăn liền có hàm lượng natri thấp nhất theo khuyến nghị.

Đừng quên bổ sung vitamin và chất đạm vào bát mì bằng các loại rau xanh, thịt, trứng để bữa ăn của bạn thêm thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng. Bạn cũng nên tiết chế lượng mì tiêu thụ và không sử dụng chúng như một thực phẩm chính hàng ngày.

Ăn mì tôm có béo không? cách ăn mì tôm giảm cân

Bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp món mì gói bổ dưỡng hơn

Không thể phủ nhận mì gói là món ăn ngon và thật sự tiện lợi cho những người bận rộn. Tuy nhiên, chúng cũng được liệt vào danh sách thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, bổ sung nhiều các loại rau xanh, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Để cơ thể khỏe mạnh không gì bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như có lịch tập luyện thể chất hợp lý. (VBF)