Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Thực hành 5 điều đơn giản này, bạn sẽ không sợ virus Corona nữa

Trong khoảng thời gian này, chúng ta dễ cảm thấy xui xẻo khi mắc bệnh, hay kể cả khi xuất hiện những triệu chứng như đau họng, chảy mũi, đau đầu, ho khan…

Có những thực tế không vui vẻ mà chúng ta buộc phải chấp nhận, đặc biệt trong thời gian này. Những ngày gần đây, ai cũng có nguy cơ phải đối mặt với virus. Virus cúm, virus gây bệnh có trong không khí mà chúng ta hít thở, sống trên các bề mặt chúng ta thường xuyên chạm vào, virus Corona là một trong số đó. 

Trong khi những người khác thường xuyên bị nhiễm, tại sao một số người dường như không bị ảnh hưởng? Để cơ thể khỏe mạnh, có thể họ đã áp dụng 5 thói quen sau, rất đơn giản và hiệu quả.

Rửa sạch tay và móng tay để bảo vệ cho bản thân và người xung quanh…
1. Vệ sinh cơ bản

Giảm phơi nhiễm với mầm bệnh là cách hiệu quả và cơ bản nhất mà chúng ta có thực hiện. Bạn chỉ cần chú ý tự bảo vệ mình và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác. 

Theo lời khuyên của Tiến sĩ, bác sĩ Ona Ballehr thuộc chuyên ngành y học chức năng:

“Hãy hạn chế tối đa việc lui tới những nơi công cộng, che miệng khi ho và hắt hơi, rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào những đồ vật thường dùng ở nơi công cộng như điện thoại, bàn tính và bàn phím máy tính. Nên tránh chạm vào mặt khi chưa rửa tay”.

Thói quen rửa tay là quan trọng nhất, đặc biệt phải chú ý rửa tay đúng cách, đúng thời gian. Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay được gọi là đúng cách khi được thực hiện đủ 5 bước – làm ướt tay, thoa xà bông, chà tay, rửa tay và lau khô – và trong thời gian tối thiểu là 20 giây. Hãy dạy cho trẻ em thói quen rửa tay, giúp chúng hiểu được tầm quan trọng của việc này.

Giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa việc lây truyền virus thông qua tiếp xúc.
Giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa việc lây truyền virus thông qua tiếp xúc. (Pixabay)

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu qua được biện pháp vệ sinh, thì virus sẽ phải đối mặt tiếp với hệ thống miễn dịch. Để những lớp phòng vệ được vững chắc, chúng ta cần bồi bổ những nguyên liệu tốt như thức ăn.

Paul Jenkins là chuyên gia hóa học và dinh dưỡng. Ông khẳng định: “Suy dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy giảm miễn dịch”. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của các phản ứng miễn dịch hệ thống.

Cụ thể hơn, Jenkins cho biến vi chất dinh dưỡng là yếu tố góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Một lượng nhỏ vi chất là đủ để duy trì và giúp các hệ thống cơ thể hoạt động tốt. Chúng bao gồm các vitamin (A, C, D, E, B6), axit folic, các khoáng chất như đồng, sắt, và kẽm… Vi chất tự nhiên có thể được tìm thấy rất nhiều trong nhiều loại trái cây và rau quả.

Vi chất tự nhiên có thể được tìm thấy rất nhiều trong nhiều loại trái cây và rau quả… (Pixabay)

Ngoài ra, protein cũng là một thành phần dinh dưỡng khác mà cơ thể chúng ta không thể thiếu. Thiếu protein sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Dù không trực tiếp tham gia vào phản ứng miễn dịch, nhưng protein đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào lympho sản xuất ra kháng thể – chuyên gia dinh dưỡng Alicia Galvin cho hay.

Galvin giải thích thêm về cơ chế hoạt động của kháng thể: “Khi cơ thể phát hiện được sự xâm nhập của một tác nhân lạ, kháng thể sẽ gắn lên đó. Sự gắn kết này truyền tín hiệu để gọi các tế bào miễn dịch đến nuốt và loại bỏ tác nhân lạ khỏi cơ thể”. 

Việc lựa chọn loại thực phẩm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nếu chúng ta lựa chọn đúng thì hiệu quả thu được đôi khi còn vượt xa việc dùng vitamin C. Ngược lại, nếu lựa chọn thực phẩm không phù hợp, thì hệ miễn dịch có thể bị suy yếu. 

Theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng Lisa Richards, bạn nên chọn thực phẩm ít đường và chống viêm. Để giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh, hãy tìm đến trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Trong đó, chọn rau củ nên ưu tiên loại nhiều màu sắc, giàu chất chống oxy hóa như bông cải xanh, nghệ, ớt chuông đỏ, tỏi và rau chân vịt. Còn đồ chế biến sẵn hay chứa nhiều carbohydrate tinh chế, đường… là những thứ bạn nên tránh.

3. Tập thể dục

Thông thường, người ta tập thể dục để giữ gìn vóc dáng, tăng cường độ dẻo dai và sức mạnh. Đây còn là biện pháp tốt để giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu luyện tập đúng cách. Bác sĩ gia đình Sashini Seeni tại DoctorOnCall cũng đồng ý với quan điểm trên.

Người ta đưa ra giả thuyết rằng tập thể dục có thể giúp tăng tốc độ lưu thông của kháng thể và các tế bào bạch cầu, nếu tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể thì có thể sẽ bị tiêu diệt nhanh hơn.” – Tiến sĩ Seeni cho biết. 

Khi tập thể dục, não chúng ta sẽ tiết ra endorphin – hormon giúp vui vẻ, hạnh phúc và giảm stress. Mà stress là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến người ta dễ mắc bệnh. 

Để đạt được mục tiêu lớn là thành công của con trẻ, trước tiên bạn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ, ví dụ, hãy để trẻ phát triển những thói quen tốt.
Để đạt được mục tiêu lớn là thành công của con trẻ, trước tiên bạn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ, ví dụ, hãy để trẻ phát triển những thói quen tốt. (Ảnh: Pexels)

Tuy nhiên, tập thể dục chỉ đạt hiệu quả tốt nếu bạn tập điều độ và đúng cách. Hãy lắng nghe cơ thể mình để có chế độ tập luyện sao cho phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ mắc bệnh thường xuyên ở các vận động viên tập quá sức. Tập quá sức có thể tạo thành hiệu ứng ức chế miễn dịch. Ví dụ Immunoglobulin A (sIgA) là một kháng thể trong nước bọt, thuộc hàng phòng thủ lớp ngoài cùng. Chế độ luyện tập nặng có thể làm giảm bài tiết sIgA, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

4. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Trong cuộc sống hằng ngày tất bật, nghỉ ngơi dường như là sự xa xỉ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ khiến chúng ta khó đảm bảo hiệu suất làm việc.

Gail Trauco là một y tá thuộc chuyên ngành ung thư. Cô cho biết thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể sản xuất ra hormon gây stress, kích hoạt phản ứng viêm. Điều này sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch.

Traco nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ dễ bị cảm hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác khi ngủ không đủ giấc. Hãy tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm đối với người trưởng thành. Đây là chìa khóa quan trọng giúp có được sức khỏe tốt”.

Một mô hình giấc ngủ bị phá vỡ có thể phá hủy khả năng não bộ nghỉ ngơi, gây tổn hại cho cả tâm trí và cơ thể… (Shutterstock)

Theo huấn luyện viên dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe Lynell Ross, ngủ là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Một số người không nhận thức được vai trò của giấc ngủ cho đến khi cơ thể bị suy kiệt. Lúc bị bệnh, nhu cầu này của chúng ta tăng lên nhưng nhiều người vẫn chẳng muốn nghỉ ngơi. Họ không hiểu điều này và kết quả là mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Nó còn tăng nguy cơ lây bệnh cho nhiều người.

Huấn luyện viên Ross cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một môi trường năng động không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, thật không công bằng cho các đồng nghiệp hoặc những người xung quanh bạn nếu bạn bị ho, hắt hơi và làm họ nhiễm bệnh. Hãy thay đổi quan niệm về việc bận rộn và cố gắng làm khi bị bệnh, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh. Chúng ta không có gì đáng tự hào khi làm việc trong lúc bị ốm để rồi lây bệnh cho đồng nghiệp”.

5. Suy nghĩ tích cực

Nhiễm trùng không phải là do bạn xui xẻo. Nó là do thói quen không tốt duy trì trong thời gian dài khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Theo chuyên gia châm cứu Jamie Bacharach, lối sống không lành mạnh có thể khiến cơ thể bạn suy kiệt.

Ví dụ: để hồi phục sức khỏe sau một trận rượu say, chúng ta cần rất nhiều năng lượng. Năng lượng này chủ yếu lấy từ cơ thể và điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Tương tự vậy, chất lượng giấc ngủ càng kém thì nó càng đòi hỏi cơ thể phải gắng sức nhiều hơn để giúp chúng ta duy trì năng suất làm việc suốt cả ngày. Quá trình này tiêu hao không ít năng lượng cung cấp cho hệ thống miễn dịch.

Trong bài viết trên một tạp chí xuất bản năm 2018 mang tên “The role of psychological well-being in boosting immune response: an optimal effort for tackling infection” (tạm dịch “Đánh giá mối liên quan giữa tinh thần con người và đáp ứng miễn dịch”), chuyên gia Bacharach cho rằng, nếu con người có trạng thái tinh thần tồi tệ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu của Bacharach, các chỉ số miễn dịch trong nước bọt, máu và huyết tương của những người có tâm trạng tốt thì cao hơn so với người có tâm trạng xấu. Điều này chứng minh phần nào ảnh hưởng của tinh thần đối với hệ miễn dịch.

Bacharach khuyên mọi người: “Hãy giữ một tâm trí khỏe mạnh cho một cơ thể khỏe mạnh hơn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận ra điều này. (NTD, Theo The Epoch Times)