Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tập đoàn truyền thông lớn của TQ ở Melbourne bị giải thể

Một trong những tập đoàn truyền thông Hoa ngữ lớn nhất của Úc –có mắt xích với Bắc Kinh –đã bị các quản tài viên thu giữ.

Báo chí Trung Quốc bày trên sạp báo ở Bắc Kinh vào ngày 24/07/2019. (Hình AFP/Getty)

Tập đoàn Truyền thông Quốc tế Ostar, có trụ sở tại Melbourne, điều hành 8 đài phát thanh Hoa ngữ và Anh ngữ, 11 tờ báo Hoa ngữ và một chương trình truyền hình trực tuyến. Chương trình nổi bật nhất của tập đoàn này là đài phát thanh 3CW ở Melbourne.

Chủ sở hữu của tập đoàn này là triệu phú Khương Triệu Khánh (Jiang Zhaoqing) –hay Tommy Jiang –được tiết lộ là có liên kết với Trung Cộng và được mời làm khách đặc biệt vào năm 2011 đến thăm Bắc Kinh và tham dự Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Theo báo cáo giải thể, tập đoàn Ostar nợ $5.6 triệu USD, trong đó có $550,000 USD, cho Văn phòng Thuế vụ Úc.

Tập đoàn này cũng nợ tiền của các doanh nghiệp cấp phép truyền thông JLS Media ($287,000 USD) và Geelong Broadcasters ($64,000 USD). Ngoài ra, Phòng Thương mại Đông Bắc Trung Quốc bị nợ $100,000 USD.

Các kênh thông tấn của Ostar được biết đến với việc lôi kéo theo một đường dây khá ủng hộ Bắc Kinh. Tháng 03/2020, một trang web tin tức trực tuyến thuộc sở hữu của Ostar đã bảo vệ cho việc Bắc Kinh giải quyết đại dịch COVID-19 sau khi Nghị sĩ tiểu bang Victoria Bernie Finn đăng một loạt bài đăng trên Facebook chỉ trích Trung Cộng.

Tuy nhiên, các công việc kinh doanh khác của ông Khương, Tập đoàn Truyền thông CAMG Toàn cầu, vẫn còn có khả năng thanh toán.

Tập đoàn CAMG Toàn cầu thuộc sở hữu 60% bởi Công ty Tư vấn Truyền thông Thế kỷ Quốc Quảng, do đó, thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI).

Giám đốc Văn phòng CRI tại Sydney, bà Li Dayong, đã rời Úc sau khi được cho là đã bị Tổ chức An ninh và Tình báo Úc thẩm vấn.

Việc tịch thu Ostar diễn ra theo sau việc công bố các báo cáo mới tiết lộ toàn bộ mức độ ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với các phương tiện truyền thông bằng Hoa ngữ tại Úc.

Tháng 12/2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã phát hiện 12 trong số 24 cơ quan truyền thông truyền thống lớn nhất của Trung Quốc ở Úc được điều hành bởi các nhà điều hành có liên hệ với Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất, cơ quan tiên phong trong việc thâm nhập [thị trường] hải ngoại của Bắc Kinh.

[Phát hiện] thêm bốn hãng thông tấn thuộc sở hữu trực tiếp hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh.

Báo cáo này đã bổ sung cho những tiết lộ trước đó của cơ quan tình báo đứng đầu của Úc, Văn phòng Tình báo Quốc gia, rằng Trung Cộng có ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với 2/3 phương tiện truyền thông tin tức trực tuyến của Trung Quốc.

Cựu Quyền Bộ trưởng Nhập cư Alan Tudge đã cảnh báo vào năm ngoái (2020) rằng “thông tin hoặc tuyên truyền ác ý” đang được lan truyền thông qua các phương tiện truyền thông dân tộc trong nước, bao gồm cả các hãng thông tấn do các công ty nhà nước “kiểm soát hoặc tài trợ.” (ETV)