Tăng nguy cơ tử vong ở nam giới béo phì mắc COVID-19
Béo phì được biết đến là một yếu tố nguy cơ gây COVID-19 nghiêm trọng ở những người bị nhiễm bệnh. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, nguy cơ này có thể còn mạnh mẽ hơn đối với nam giới so với phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Montefiore, thành phố New York đã phân tích dữ liệu từ hơn 3.500 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ đầu tháng 3 đến ngày 1/5/2020, nhận thấy, những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 35 đến 40 (béo phì độ II) và béo phì nặng (độ III với BMI trên 40) đều có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở những người nhập viện với COVID-19. So với những bệnh nhân có cân nặng khỏe mạnh hơn (BMI từ 18 đến 25), bệnh nhân COVID-19 béo phì độ II, có nguy cơ tử vong khi ở trong bệnh viện cao hơn 44% và những người béo phì nặng có nguy cơ tử vong gần gấp đôi. Nghiên cứu cho thấy.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nặng, cần máy thở và tử vong đều tăng đối với nam giới béo phì mức độ II hoặc nặng, nhưng ở phụ nữ, nguy cơ này chỉ tăng đối với người béo phì nặng.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân béo phì có thể làm tăng nguy cơ kết quả xấu hơn ở bệnh nhân COVID-19, bao gồm giảm chức năng phổi, tăng nỗ lực thở hoặc biểu hiện cao hơn trong mô mỡ của thụ thể ACE2, cho phép SARS-CoV-2 (vi rút gây ra COVID-19) xâm nhập vào tế bào.
Tiến sĩ David Chun, bệnh viện tại Bệnh viện Glen Cove ở Glen Cove, NY cho biết, nghiên cứu cho thấy các mô hình phân bố chất béo khác nhau ở nam giới so với phụ nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nam giới gia tăng. Nam giới thừa cân mang phần lớn chất béo ở vùng bụng và điều này có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng phổi, đặc biệt khi phải chống lại các bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi COVID-19. (SKĐS)