Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tại sao trẻ em nhiễm COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn?

Nghiên cứu mới của Úc lần đầu tiên so sánh trực tiếp trẻ em và người lớn khi nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ.

Tại sao trẻ em nhiễm COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn?
Mọi người xếp hàng để lấy mẫu xét nghiệm tăm bông trong quá trình kiểm tra trên diện rộng virus Coronavirus Vũ Hán -COVID-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 21/6/2020. (Hình AFP/Getty)

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt miễn dịch giữa trẻ em và người lớn mà còn là lời giải cho việc tại sao trẻ em ít bị nhiễm COVID-19 hơn người lớn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em ít có khả năng bị nhiễm bệnh hơn và khi mắc bệnh, trẻ em thường không có triệu chứng. Điều này hoàn toàn trái ngược so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm virus khác lại thường gặp ở người trẻ và trẻ em.

Qua đó, các nhà nghiên cứu có cái nhìn về cách hệ thống miễn dịch của trẻ em phản ứng với việc nhiễm virus SARS-CoV-2. Đồng thời, cũng cung cấp cho chúng ta manh mối về lý do tại sao virus COVID-19 thường tấn công người lớn hơn.

Miễn dịch bẩm sinh của trẻ em phản ứng mạnh trước COVID-19

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 48 trẻ em, chủ yếu là học sinh tiểu học, trong 28 hộ gia đình ở Melbourne. Tất cả trẻ đều tiếp xúc với virus COVID-19 do trong gia đình có cha mẹ bị nhiễm bệnh.

Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào miễn dịch “bẩm sinh” ở trẻ em, lá chắn đầu tiên của hệ miễn dịch trước cuộc tấn công của virus (hoặc vi khuẩn, hoặc các mầm bệnh khác). Hệ thống này đóng vai trò quan trọng chống lại virus trước khi cơ thể sản sinh kháng thể.

Nghiên cứu cho thấy, có những thay đổi tích cực trong phản ứng miễn dịch sớm ở trẻ em so với người lớn khi bị nhiễm bệnh. Cụ thể là bạch cầu trung tính, các tế bào tuần tra của cơ thể, tăng cao ở trẻ em khi tiếp xúc với virus. Nhiệm vụ của các tế bào này là bẫy và tiêu diệt Coronavirus khi chúng xâm nhập. Điều này giúp ngăn virus lây nhiễm sang các tế bào khác của cơ thể. Từ đó, làm giảm “tải lượng virus”, giúp giảm số lượng virus trong cơ thể.

Các phản ứng miễn dịch ban đầu ở một số trẻ giữ cho tải lượng virus thấp đến mức không bao giờ kết quả xét nghiệm PCR có thể dương tính. Mặc dù, xét nghiệm này đã được kiểm tra trong suốt nghiên cứu và trẻ đã tiếp xúc với COVID-19.

Sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn khi nhiễm COVID-19 

Một câu hỏi quan trọng nảy sinh từ nghiên cứu là: Tại sao trẻ em có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như vậy, lại có ít hoặc không có triệu chứng khi nhiễm COVID-19. Trong khi, cha mẹ chúng lại có triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn nhiều?

Đó là một câu hỏi khó trả lời, ít nhất là cho đến nay. Nhưng sự khác biệt chính trong các phản ứng có thể nằm ở những phản ứng ban đầu của hệ thống miễn dịch.

Có một số nghiên cứu trước đây có thể đưa ra một số manh mối.

1.Trẻ em có ít thụ thể ACE2 

Một giả thuyết xoay quanh thực tế, trẻ em có ít thụ thể ACE2 trong đường hô hấp. Các thụ thể này là con đường xâm nhập chính của virus vào cơ thể. 

Về lý thuyết, ít thụ thể ACE2 hơn đồng nghĩa với việc virus ít có cơ hội xâm nhập và lây nhiễm các tế bào của chúng ta hơn. 

Mặt khác, ít thụ thể ACE2 hơn thì virus bên ngoài tế bào lâu hơn, điều này giúp tế bào miễn dịch bẩm sinh có nhiều thời gian hơn để tiêu diệt virus nhiều nhất có thể trong khi chờ đợi các tế bào miễn dịch khác xuất hiện và giúp đỡ.

Trẻ em và vị thành niên có nên tiêm vaccine COVID-19 không?
Một cậu bé nhìn vào đề xuất vắc-xin của Sinovac Biotech LTD cho virus Corona Vũ Hán -COVID-19, được trưng bày tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 6/9/2020 (Hình AFP/Getty)

2. Mức interferon ở trẻ cao hơn người lớn

Một khả năng khác liên quan đến “interferon”, là những tín hiệu cảnh báo do các tế bào phát ra để báo cho cơ thể biết có virus xâm nhập. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mức interferon cao hơn trong giai đoạn đầu rất quan trọng để kiểm soát COVID-19. Về khả năng, interferon có thể giúp thúc đẩy sự gia tăng bạch cầu trung tính ở trẻ em, so với số lượng thấp hơn quan sát thấy ở người lớn.

3. Phản ứng mỗi cơ thể mỗi khác nhau

Thông thường trẻ em dễ mắc bệnh về đường hô hấp hơn người lớn nhưng với COVID-19 thì có vẻ ngược lại. Ngay cả khi chúng ta tìm ra một cách thức hoạt động cụ thể của loại virus mới này và cách cơ thể chúng ta phản ứng với nó, thì trên những người khác nhau lại có cơ chế khác nhau. Điều này tạo ra một loạt các triệu chứng trong COVID-19 gây tò mò cho nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu trên thế giới. 

Chúng ta có thể thấy điều này trong một loạt các triệu chứng mà những người khác nhau biểu hiện — một số bị sổ mũi, một số khác bị ho, trong khi những người khác bị kiệt sức, suy hô hấp, thậm chí phát triển thành “nhiễm COVID kéo dài”. Họ có các triệu chứng kéo dài hàng tháng.

COVID-19 vẫn luôn là ẩn số đối với các nhà miễn dịch học. Nghiên cứu này giúp giải quyết một số câu hỏi trong việc hiểu ai là người có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất và tại sao. (NTD)