Tại sao nên khởi động lại điện thoại cầm tay mỗi ngày?
Sẽ có những lúc chiếc điện thoại cầm tay bị chậm đi hoặc thậm chí gặp lỗi, khiến bạn khó chịu và chỉ muốn đập bỏ nó. Tuy nhiên, có một cách để giải quyết những vấn đề đó cực kì dễ dàng: khởi động lại máy.
Sẽ có những lúc chiếc điện thoại bị chậm đi hoặc thậm chí gặp lỗi, khiến bạn khó chịu và chỉ muốn đập bỏ nó. Tuy nhiên, có một cách để giải quyết những vấn đề đó cực kì dễ dàng: khởi động lại máy.
Có nhiều lý do khiến điện thoại của bạn bị chậm hay thậm chí là giật, lag. Bạn không thể điều chỉnh âm lượng hay những điều kì lạ xuất hiện trên màn hình. Mặc dù có thể đó là dấu hiệu bị lỗi phần cứng, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng xuất phát từ phần mềm. Một vài ứng dụng chạy ngầm “không đúng quy trình” hoặc bị xung đột.
Tất cả chúng ta đều có một vài ứng dụng không được cập nhật trong khoảng thời gian, nhưng lại vẫn muốn sử dụng. Bình thường, chúng sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào. Google thực sự đã làm việc rất cần mẫn nhiều năm qua để tối ưu các ứng dụng hoạt động trên mọi phiên bản Android, điều khiến hệ điều hành này trở nên phổ biến. Nhưng, vẫn phải đánh đổi một vài trục trặc nhỏ trên điện thoại để sử dụng một ứng dụng và đôi khi chẳng đáng, bởi nó mang lại nhiều bực dọc cho bạn.
Thực tế, Google đã kiểm soát chặt những ứng dụng chạy ngầm, cung cấp công cụ quản lý thời gian và cách chúng khởi chạy. Hầu hết ứng dụng chúng ta sử dụng hàng ngày đều được lập trình để hoạt động trơn tru với phiên bản Android mà bạn đang sử dụng, nhưng không phải là tất cả. Đôi khi vẫn phát sinh những lỗi không mong muốn.
Điển hình là tình trạng “tràn bộ nhớ” xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Nếu điều đó xảy ra với một ứng dụng được cấp quyền để duy trì hoạt động liên tục, nó sẽ ngốn hết tài nguyên cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường. Tình trạng đó sẽ lặp lại cho đến khi bạn gỡ cài đặt hoặc nhà phát triển ra tay khắc phục. Nhưng bằng cách khởi động lại chiếc điện thoại của mình hàng ngày, vấn đề có thể tạm thời khắc phục.
Chúng ta khó có thể trách bất kỳ nhà phát triển hay công ty sản xuất smartphone nào. Với hơn 1 triệu ứng dụng và gần 15,000 mẫu thiết bị Android khác nhau, “tràn bộ nhớ” chắc chắn sẽ xảy ra. Theo thời gian, người ta càng cài đặt nhiều ứng dụng và sử dụng chúng thường xuyên hơn, khiến hệ thống nặng dần và cần phải giải phóng.
Tuy nhiên, có lý do để một số ứng dụng cần phải chạy ngầm, trừ khi bạn hiểu rõ mọi thứ, việc tắt bừa chúng với mục đích giải phóng bộ nhớ có thể sẽ gây hại nhiều hơn. Khi đã xác định được chính xác ứng dụng nào làm nặng máy, bạn có thể truy cập vào cài đặt và buộc dừng (force stop) ứng dụng đó.
Nhưng nếu vẫn tiếp tục phải loay hoay với những rắc rối phát sinh, điều tốt nhất cần làm là dành ra 60 giây để khởi động lại điện thoại mỗi sáng. Đảm bảo chiếc điện thoại hoạt động hoàn hảo nhất có thể cho ngày làm việc mới.
Khi khởi động lại điện thoại, thiết bị của bạn sẽ buộc mọi tiến trình chạy ngầm phải chạy lại từ đầu. Bên cạnh đó, thiết bị cũng sẽ thực hiện một số thao tác quan trọng khác, chẳng hạn xóa và phân bổ lại tài nguyên như lượng VRAM mà GPU đang sử dụng, xóa hệ thống file ảo (pseudo-file) để giữ các tác vụ chạy trên phần cứng,…
Khởi động lại điện thoại sẽ xóa mọi dữ liệu phát sinh và giải phóng những ứng dụng hoạt động sai lệch khỏi bộ nhớ. Hành vi này không gây bất kỳ ảnh hưởng có hại nào đến hệ thống đang vận hành. (ICT)