Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Siêu máy tính Nhật Bản mô phỏng sự lây lan khủng khiếp của virus corona trong bàn ăn

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng siêu máy tính nhanh nhất thế giới – Fugaku, để mô phỏng cách virus corona có thể lây lan nhanh chóng trong khu vực ăn uống như thế nào. Nghiên cứu này cho thấy việc sắp xếp chỗ ngồi và độ ẩm không khí sẽ ảnh hưởng đến sự lây lan của virus.

Fugaku supercomputer went into full operation Tuesday at Riken Center for Computational Science in Kobe. | KYODO
Siêu máy tính nhanh nhất thế giới Fugaku.
Lượng khí dung bắn sang người ngồi đối diện theo hướng chéo chỉ bằng 1/4 so với thực khách đối diện.
Lượng khí dung bắn sang người ngồi đối diện theo hướng chéo chỉ bằng 1/4 so với thực khách đối diện. (Ảnh chụp màn hình Youtube)

“Fugaku” là một siêu máy tính do Viện Vật lý và Hóa học Nhật Bản (RIKEN) và Fujitsu hợp tác phát triển. Các viện nghiên cứu và Đại học Kobe đã cùng nhau tiến hành tìm hiểu cách virus corona lây lan trong khu vực ăn uống thông qua hệ thống Fugaku này.

Mô phỏng cho thấy khi bốn người ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn mà không đeo khẩu trang, khí dung do một trong hai người đang nói chuyện phun ra sẽ tản ra khắp nơi, trong đó, lượng khí dung bắn sang người ngồi đối diện theo hướng chéo chỉ bằng 1/4 so với thực khách đối diện.

Ngược lại, những người ngồi cạnh người mắc bệnh là nguy hiểm nhất. Khi người mắc bệnh nghiêng đầu sang một bên và nói chuyện với thực khách bên cạnh, lượng khí dung bắn vào người đó gấp 5 lần thực khách đối diện.

Lượng khí dung bắn sang người ngồi đối diện theo hướng chéo chỉ bằng 1/4 so với thực khách đối diện.
Lượng khí dung bắn sang người ngồi đối diện theo hướng chéo chỉ bằng 1/4 so với thực khách đối diện. (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Ngoài tác động của chỗ ngồi đối với nguy cơ nhiễm trùng, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng đeo khẩu trang trước và sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trọng tâm thứ hai của nghiên cứu này là độ ẩm. Yếu tố này có tác động đáng kể đến sự lây lan của virus. Theo mô phỏng của “Fugaku”, khi độ ẩm thấp hơn 30%, lượng sol khí thoát ra gấp đôi so với độ ẩm trên 60%.

Nói cách khác, khi độ ẩm cao, lượng sol khí thoát ra ít. Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để tăng độ ẩm có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý và Hóa học trước đây đã sử dụng “Fugaku” để mô phỏng sự lây nhiễm vi rút trong xe lửa, nơi làm việc và lớp học. Một trong những kết quả mô phỏng đáng chú ý là việc mở cửa sổ của các đoàn tàu đi lại có thể làm tăng mức độ thông gió lên 2 đến 3 lần, do đó làm giảm nồng độ vi khuẩn xung quanh.

Một số người sau khi xem xong video đã thể hiện sự lo lắng khi virus có thể lây lan một cách dễ dàng và khủng khiếp như vậy. Một bình luận viết: “Về mặt kỹ thuật, người mắc bệnh đã thổi hàng tấn virus vào mặt người khác”.

Tất nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng hệ thống “Fugaku” đã không tính toán cách virus lây lan trong môi trường không khí nhiễu động, trường hợp được liệt kê trên đây chỉ là trạng thái được thiết lập trong không gian tĩnh. Có người thậm chí nghi ngờ cho rằng nghiên cứu này chỉ là một cách tuyên truyền để khuyến khích người dân đeo khẩu trang; việc dựng một video như thế này không phải là quá khó để cần tới một “siêu máy tính mô phỏng”. (NTD)