Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nọc ong mật có thể giết tế bào ung thư vú

Các nhà khoa học Úc phát hiện nọc độc từ ong mật có thể tiêu diệt các tế bào ung thư vú trong môi trường phòng thí nghiệm.

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất, ảnh hưởng đến phụ nữ trên khắp thế giới.

Nat Geo Wild GIF - Find & Share on GIPHY

Nọc độc của ong – trong đó có một loại hợp chất có tên melittin – được sử dụng để chống lại 2 loại ung thư khó điều trị: ung thư vú bộ ba âm tính và ung thư vú dương tính với HER2, theo BBC.

Nghiên cứu này là công trình của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hary Perkins ở Tây Úc và được công bố trên tạp chí Nature Precision Oncology.

noc ong mat chong ung thu vu anh 1
Ong mật. Ảnh: Getty.

Nghiên cứu đã xét nghiệm nọc độc từ hơn 300 con ong mật và ong vò vẽ.

Ciara Duffy, tiến sĩ đứng đầu dự án này, cho biết các chiết xuất từ ong mật “cực kỳ mạnh”. Với nồng độ nhất định, nọc độc được phát hiện có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong một giờ. Độc tính của nọc ong tăng lên đối với các mức liều lượng khác.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hợp chất melittin trong nọc ong có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc làm gián đoạn sự phát trển của tế bào ung thư. Melittin xuất hiện tự nhiên trong nọc ong mật, nhưng con người cũng có thể tổng hợp ra chất này.

Bee puppycat GIF - Find on GIFER
noc ong mat chong ung thu vu anh 2
Tiến sĩ Ciara Duffy, người dự đầu dự án nghiên cứu này. Ảnh: Viện Nghiên cứu Hary Perkins.

Bình thường, ung thư vú bộ ba âm tính – một trong những loại ung thư khó chữa trị nhất – được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nó chiếm đến 10-15% các trường hợp ung thư vú.

Giáo sư Peter Klinken cho biết: “Điều quan trọng là nghiên cứu này chứng minh được cách melittin can thiệp vào đường truyền tín hiệu trong tế bào ung thư vú để giảm sự nhân lên của tế bào”.

“Nó là một ví dụ tuyệt vời về cách các hợp chất trong tự nhiên có thể được sử dụng để điều trị bệnh cho con người”, ông bổ sung thêm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cần phải nghiên cứu thêm để xem liệu nọc độc thực sự có thể coi là một loại thuốc chữa ung thư hay không.

Giáo sư Alex Swarbrick từ Viện nghiên cứu Y khoa ở Garvan, Sydney cũng đồng tình với quan điểm này: “Rất nhiều hợp chất có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong môi trường thí nghiệm hoặc trên chuột. Nhưng còn một chặng đường dài để đi từ những khám phá đó đến thứ có thể đưa vào thực hành lâm sàng”.

Trong khi có hàng nghìn hợp chất hóa học có thể chống lại tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm, có rất ít hợp chất được sản xuất để điều trị cho con người, theo các nhà khoa học.

Trước đây, nọc ong đã được phát hiện có đặc tính chống ung thư đối với các loại bệnh khác như ung thư tế bào hắc tố. (Z/N)