Những người chưa tiêm vắc-xin đang mất việc làm và bạn bè
Bất kể lý do từ chối tiêm chủng là gì, những người vẫn chưa tiêm chủng ở Mỹ có thể phải chịu những hậu quả khác ngoài nguy cơ mắc bệnh COVID. Cụ thể, có thể gặp rủi ro mất việc, cuộc sống xã hội và gia đình của họ cũng có thể bị ảnh hưởng xấu, như mất đi những mối quan hệ bạn bè.
Một số công ty lớn, bao gồm cả Facebook và Google, đã cho biết họ sẽ yêu cầu nhân viên phải có chứng nhận tiêm chủng, trong khi CNN đã sa thải 3 nhân viên trong tuần này vì vào văn phòng mà không tiêm phòng.
Một số công ty nổi tiếng nhất quốc gia đang áp đặt các yêu cầu về vắc-xin hoặc tìm kiếm thông tin về tình trạng vắc-xin.
Các yêu cầu về vắc-xin đang nổi lên và các vụ kiện gần đây tại CNN có thể là dấu hiệu báo trước về một cuộc áp đặt tiềm năng đối với các nhân viên chưa tiêm chủng, khi nhiều nơi làm việc cố gắng trở lại bình thường.
Mặc dù vẫn còn một số câu hỏi đặt ra về tính hợp pháp của việc sa thải nhân viên vì tình trạng tiêm chủng của họ, nhưng hầu hết các chuyên gia pháp lý cho rằng điều đó là được phép.
Tổ chức Durst tại New York cho biết họ sẽ sa thải những nhân viên không tiêm phòng trước ngày 6 Tháng Chín, mặc dù điều này sẽ chỉ áp dụng cho những người lao động không thuộc công đoàn.
Vấn đề tiêm chủng và việc làm đặc biệt nghiêm trọng ở các bệnh viện, với vụ sáu nhân viên chưa được tiêm phòng bị sa thải ở New Jersey, và 150 nhân viên chưa được tiêm phòng ở Houston, Texas, phải từ chức hoặc bị sa thải.
Delta Airlines và United Airlines hiện yêu cầu nhân viên cung cấp bằng chứng về việc tiêm phòng.
Trong lãnh vực ngân hàng, Goldman Sachs sẽ yêu cầu nhân viên tiết lộ tình trạng tiêm chủng của họ, nhưng ngân hàng đầu tư đã ngừng yêu cầu bằng chứng, trong khi JP Morgan Chase đã yêu cầu nhân viên cung cấp hồ sơ vắc-xin của họ thông qua một cổng thông tin nội bộ. (SGN)