Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nhật Bản: Nạn tử tự tăng thời Covid là cảnh báo cho thế giới?

Illustration

Nhật Bản ghi nhận các vụ tử tự nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Không như hầu hết các nước khác, thống kê các vụ tự tử được ghi nhận đều đặn hàng tháng. Trong đại dịch Covid, những con số kể một câu chuyện đáng lo.

Năm 2020, lần đầu tiên trong 11 năm, tỷ lệ tự tử ở Nhật gia tăng. Và điều ngạc nhiên nhất, tỷ lệ tự tử ở phụ nữ tăng gần 15% trong khi giảm nhẹ ở nam giới.

Trong tháng Mười năm ngoái, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Nhật tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy chuyện gì đang xảy ra? Và tại sao đại dịch Covid lại tác động đến phụ nữ nhiều hơn nam giới?

Cảnh báo: quý vị có thể thấy nội dung câu chuyện gây xúc động

Gặp gỡ trực diện một phụ nữ trẻ đã nhiều lần tìm cách tự tử là một trải nghiệm đau lòng. Nó cho tôi có cái nhìn mới về những người làm việc trong lĩnh vực ngăn ngừa tự tử.

Tôi có mặt ở một trung tâm ở khu đèn đỏ của Yokohama, do một tổ chức từ thiện ngăn ngừa tự tử mang tên Bond Project (Dự án Kết nối) điều hành.

Ngồi bên kia bàn là một phụ nữ 19 tuổi, cắt tóc ngắn. Cô ngồi yên bất động.

Với giọng nói nhỏ nhẹ, không thể hiện cảm xúc, cô bắt đầu kể cho tôi câu chuyện của cô. Mọi chuyện bắt đầu khi cô 15 tuổi, cô kể. Anh trai cô đã lạm dụng cô rất thô bạo. Cuối cùng, cô bỏ trốn khỏi nhà, nhưng không chấm dứt được sự đau đớn và nỗi cơ đơn.

Kết liễu cuộc đời dường như là lối thoát duy nhất.

“Từ hơn một năm nay, tôi ra vào bệnh viện nhiều lần,” cô kể cho tôi. “Tôi tìm cách tự tử nhiều lần, nhưng không thành, nên giờ đây tôi bỏ ý định tìm cách chết.”

Điều ngăn cô không tử tự chính là sự can thiệp của Bond Project. Họ tìm một nơi ở an toàn cho cô, và cho cô được tư vấn tâm lý cấp tốc.

Jun Tachibana là sáng lập viên của Bond Project. Bà là một phụ nữ ở tuổi 40 với niềm lạc quan vô bờ.

Jun Tachibana
Chụp lại hình ảnh, Bà Tachibana hy vọng dự án Bond Project hỗ trợ được nhiều cho phụ nữ.

“Khi các cô gái trẻ gặp nạn và đau đớn, họ không biết phải làm gì,” bà nói. “Chúng tôi ở đây, sẵn sàng lắng nghe họ, và cho họ biết – chúng tôi đồng hành với các bạn.”

Bà Tachibana nói Covid dường như đẩy những cô gái dễ tổn thương đến gần bờ vực hơn. Bà mô tả những cú điện thoại thương tâm mà nhân viên của bà đã nhận trong vài tháng qua.

“Chúng tôi nghe rất nhiều những câu ‘Tôi muốn chết’ và ‘Tôi chẳng biết đi đâu’,” bà kể. “Họ nói ‘Đau đớn quá, tôi cô đơn quá tôi chỉ muốn biến đi’.”

Đối với những người bị làm dụng về thể xác hay tình dục, Covid làm cho tình hình tệ hơn rất nhiều.

“Một cô gái tôi nói chuyện với hôm nọ kể cho tôi cô bị cha quấy rối tình dục,” bà Tachibana kể. “Nhưng vì Covid, cha cô không đi làm mấy và ở nhà nhiều, nên cô không thoát được ông ta.”

Một xu hướng ‘rất không bình thường’

Nếu bạn nhìn lại các giai đoạn khủng hoảng trước ở Nhật, như khủng hoảng ngân hàng 2008 hay sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Nhật hay bong bóng bất động sản đầu những năm 1990, chúng tác động chủ yếu đến đàn ông ở tuổi trung niên. Ta có thể thấy tỷ lệ tự tử ở đàn ông tăng vọt.

Nhưng Covid thì lại khác, nó ảnh hưởng tới người trẻ và đặc biệt là phụ nữ trẻ. Và có nhiều lý do phức tạp.

Nhật Bản từng có tỷ lệ tự tử cao nhất trong các nước phát triển. Trong thập kỷ qua, nước này đã rất thành công trong việc giảm chừng một phần ba tỷ lệ tự tử.

Giáo sư Michiko Ueda là một trong những chuyên gia hàng đầu của Nhật về tự tử. Bà cho tôi biết bà sốc khi chứng kiến xu thế này đảo ngược trong vài tháng qua.

Michiko Ueda
Chụp lại hình ảnh, GS Ueda mô tả hiện tượng tử tử ở phụ nữ Nhật tăng lên là “rất không bình thường”.

“Xu hướng tự tử ở phụ nữ là rất, rất không bình thường,” bà nói.

“Tôi chưa bao giờ thấy sự gia tăng mạnh như thế này trong suốt sự nghiệp nghiên cứu của tôi về chủ đề này. Điều đáng nói về đại dịch virus corona là các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các ngành có nhiều phụ nữ làm việc, như du lịch, bán lẻ và thực phẩm.”

Nhật Bản có số phụ nữ sống một mình ngày càng tăng, và nhiều người chọn cách sống một mình hơn là kết hôn, vì hôn nhân ở Nhật vẫn theo vai trò về giới khá truyền thống. GS Ueda nói các phụ nữ trẻ cũng thường có công việc bấp bênh hơn.

“Rất nhiều phụ nữ không kết hôn nữa,” bà nói. “Họ phải tự nuôi bản thân và họ không có công việc ổn định. Thế nên, khi có chuyện gì xảy ra, họ bị ảnh hưởng rất, rất nặng. Số nhân viên không có hợp đồng dài hạn bị mất việc trong tám tháng qua là rất, rất lớn.”

Một tháng gây báo động là tháng Mười năm ngoái, với 879 phụ nữ tự tử. Con số này cao hơn so với tháng 10/2019 tới 70%.

Japanese actress Yuko Takeuchi
Chụp lại hình ảnh, Nữ diễn viên Yuko Takeuchi, 40 tuổi, được tìm thấy đã chết trong nhà.

Ngày 27/9/2020, một nữ diễn viên rất nổi tiếng được nhiều người hâm mộ, Yuko Takeuchi, bị phát hiện đã chết ở nhà. Sau đó có tin cô tự tử.

Yasuyuki Shimizu là một cựu nhà báo và nay điều hành một tổ chức phi lợi nhuận đương đầu với nạn tử tự ở Nhật.

“Từ hôm có tin nữ diễn viên đó tự tử, số ca tử tự tăng lên và ở mức cao trong 10 ngày,” ông cho biết.

“Từ số liệu chúng ta có thể thấy vụ tự tử của nữ diễn viên hôm 27/9 dẫn tới có thêm 207 phụ nữ tử tự trong 10 ngày tiếp theo.”

Nếu chúng ta nhìn vào dữ liệu phụ nữ tử tự ở độ tuổi tương tự với Yuko Takeuchi, con số còn đáng sợ hơn nữa.

“Các phụ nữ ở độ tuổi 40 bị tác động nhiều nhất trong các nhóm tuổi,” ông Shimizu nói. “Tỷ lệ tử tự ở độ tuổi đó tăng gần gấp đôi.”

Các chuyên gia khác đồng ý rằng có mối liên hệ rất rõ ràng giữa các vụ tử tự của người nổi tiếng và số ca tử tự tăng lên những ngày sau đó.

Hiện tượng làm theo người nổi tiếng

Hiện tượng này không chỉ có ở Nhật Bản. Ngay sau khi một người nổi tiếng tự tử, nếu vụ việc càng được đưa tin nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, thì tác động của nó đến những người dễ tổn thương lại càng lớn.

Một nghiên cứu viên của tổ chức phi lợi nhuận là Mai Suganuma. Khi bà còn là thiếu niên, cha bà tự sát. Giờ đây, bà giúp các gia đình có người nhà đã tự tử.

People walk past the entrance of an Karaoke store closed due to the spread of the conoravirus in Tokyo
Chụp lại hình ảnh, Làn sóng Covid thứ ba khiến các đường phố ở Nhật vắng vẻ.

“Khi tôi nói chuyện với người nhà, cảm giác họ không thể cứu được người thân là rất lớn, điều đó khiến họ thường tự trách mình,” bà kể. “Tôi cũng thường tự trách mình đã không cứu được cha tôi.

“Giờ đây, họ được dặn là phải ở nhà. Tôi lo rằng cảm giác có lỗi sẽ lớn hơn. Người Nhật thường không nói về cái chết. Chúng tôi không có văn hóa nói chuyện cởi mở về các vụ tự tử.”

Nhật Bản hiện đang có cái gọi là làn sóng Covid thứ ba, và chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần hai. Nhiều nhà hàng và khách sạn và quán bar phải đóng cửa. Thêm nhiều người mất việc.

Với GS Ueda, còn có một câu hỏi bức bách nữa. Nếu tình trạng này xảy ra ở Nhật Bản, nơi không có các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và số ca tử vong vì Covid là tương đối thấp, thì chuyện gì đang xảy ra ở các quốc gia nơi dịch bệnh trầm trọng hơn nhiều? (BBC)

Cần phải nói chuyện với ai đó?

Đừng đi một mình. Xin vui lòng liên hệ để được giúp đỡ.

Lifeline: 13 11 14 hay lifeline.org.au

Beyond Blue: 1300 22 4636 hay beyondblue.org.au

Beyond Blue’s coronavirus support service: 1800 512 348 hay coronavirus.beyondblue.org.au

Kids Helpline: 1800 55 1800 hay kidshelpline.com.au

Headspace: 1800 650 890 hay headspace.org.au

Bạn đang lo lắng? Làm bài trắc nghiệm Beyond Blue để xem bạn đang theo dõi như thế nào và liệu bạn có thể hưởng lợi từ hỗ trợ hay không