Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nguy cơ tuyệt chủng: Úc có cứu kịp thời loài vật biểu tượng của đất nước?


Gấu túi (koala) đã phải chịu áp lực trong một thời gian dài vì biến đổi khí hậu và những đợt khô hạn kéo dài. Chính phủ Úc cho biết, quốc gia này sẽ chi thêm $50 triệu AUD ($35 triệu USD) trong 4 năm tới để bảo vệ môi trường sống của gấu túi và làm chậm sự suy giảm loài.

Loài gấu túi ở Úc đang đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm dịch bệnh, sự nóng lên toàn cầu và việc chặt phá rừng gây hủy hoại môi trường sống của chúng.

Nguy cơ gấu túi tuyệt chủng

Các nhà khoa học và các nhà hoạt động môi trường Úc đã kêu gọi giới chức trách ngay lập tức ban hành các biện pháp can thiệp để bảo vệ môi trường sống của gấu túi –loài động vật mang tính biểu tượng của Úc.

Tổng trưởng Môi trường Úc Sussan Ley cho biết, nguy cơ tuyệt chủng cao nhất là đối với loài gấu túi hiện đang sinh sống ở các tiểu-bang New South Wales và Queensland. “Tôi muốn nói rõ rằng ngay bây giờ, mọi sự phát triển liên quan đến môi trường sống của gấu túi đều phải được đánh giá cẩn thận do gấu túi được liệt vào danh sách động vật dễ tổn thương. Chúng tôi đang làm việc để cải thiện môi trường sống cho gấu túi. Tôi cũng đã công bố gói 50 triệu USD vào tuần trước nỗ lực cải thiện môi trường sống. Các nhà khoa học cũng xây dựng kế hoạch bảo vệ quần thể gấu túi trên khắp các tiểu-bang phía đông Úc”.

Theo Tổ chức Koala Australia, quốc gia này đã mất khoảng 30% số gấu túi trong vòng 3 năm qua, với số lượng ước tính đã giảm xuống dưới 58,000 con từ hơn 80,000 vào năm 2018. Trong đó, sự sụt giảm tồi tệ nhất được ghi nhận ở New South Wales -giảm 41%.

Một nghiên cứu mới đây của World Wide Fund for Nature ước tính cháy rừng vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020 đã giết chết hoặc làm bị thương hơn 60,000 con gấu túi, khi ngọn lửa thiêu rụi hơn 17 triệu ha (65,630 dặm vuông), diện tích gần bằng một nửa nước Đức:

Úc sẽ chi thêm $50 triệu AUD để bảo vệ gấu túi. Hình minh họa

“Gấu túi đã phải chịu áp lực trong một thời gian dài vì biến đổi khí hậu và những đợt khô hạn kéo dài. Bên cạnh đó, cháy rừng cũng gây ra tác hại to lớn. Vì vậy, tôi đã yêu cầu các chuyên gia khoa học của mình kiểm tra xem liệu việc liệt kê gấu túi trong danh sách các loài nguy cấp có cần thiết để tăng một bậc hay không và thông báo hôm nay là cần thiết, chúng ta cần lầm tất cả để bảo tồn loài thú có túi đặc biệt này”.

Nhưng ngay cả trước cháy rừng kéo dài, môi trường sống của gấu túi -trong các khu rừng bạch đàn ở các tiểu-bang phía đông và ven biển cũng đã bị suy giảm nhanh chóng do việc dọn sạch đất cho nông nghiệp, phát triển đô thị, khai thác mỏ và lâm nghiệp.

Úc sẽ chi thêm $50 triệu AUD để bảo vệ gấu túi

Ngày 29/1, chính phủ Úc cho biết, quốc gia này sẽ chi thêm $50 triệu đôla Úc (tương đương 35 triệu USD) trong 4 năm tới để bảo vệ môi trường sống của gấu túi và làm chậm sự suy giảm của loài dễ bị tổn thương này.

Gấu túi có nguồn gốc từ Úc đã bị đe dọa bởi cháy rừng, dịch bệnh và phương tiện giao thông, với ước tính số lượng của chúng giảm từ khoảng 330,000 xuống còn gần 100,000 trong tự nhiên.

Thủ tướng Úc Scott Morrison và gấu túi.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết: “Gấu túi là một trong những loài biểu tượng được yêu thích nhất ở Úc và chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ chúng cho các thế hệ sau”.

Gói chi mới sẽ đưa khoản đầu tư của chính phủ lên hơn 74 triệu đô la Úc kể từ năm 2019 và sẽ được chi cho việc phục hồi môi trường sống, nghiên cứu dân số và mở rộng nghiên cứu về sức khỏe của gấu túi.

Hơn 60,000 con gấu túi đã bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng cháy rừng năm 2019/2020. Hình Adelaide Koala Rescue

Chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng được tìm thấy ở người, đã lây lan giữa gấu túi, ảnh hưởng đến một nửa số loài này ở một số khu vực. Trong khi đó, một nghiên cứu do Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới thực hiện ước tính rằng hơn 60,000 con gấu túi đã bị chết, bị thương hoặc bị ảnh hưởng do cháy rừng vào năm 2019 và 2020.

Gấu túi chủ yếu sống trong các khu rừng bạch đàn ở các tiểu-bang phía Đông và ven biển Úc, thường sống tới 20 năm. Chúng mang thai trong một chiếc túi và ngủ tới 18 giờ một ngày. (T/H, KTMT)