Người Về Già Cũng Như Một Em Bé.
Trịnh Minh Hòa phụ trách
Nói đến người lớn tuổi nếu các bạn so sánh với một em bé mới được sanh ra rồi lớn lên thì càng già thì giống đứa trẻ càng nhỏ báy nhiêu như càng già thì cũng được đút cho ăn rồi phải ngồi trên xe cho đẩy, khi bớt già một chút thì đi chậm chạp như trẻ tập đi, phải có người chăm sóc… Ngoài ra khi lớn tuổi còn có rất nhiều thay đổi mà con cháu cần biết để giúp đở. Sau đây xin bạn xem bài viết của CPCS:
“Những thay đổi về tâm lý xuất phát từ chính bản thân người già mà chính họ cũng không biết nó xuất phát từ đâu…
Khi bước qua độ tuổi 60 được gọi là tuổi già hay tuổi cao niên. Cả cơ thể và tinh thần đều thay đổi, da nhăn, tóc bạc, đi đứng cũng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng, sức yếu cùng với xuất hiện những tâm lý cô đơn, bi quan, nóng nảy, đa nghi, … Những khủng hoảng tâm lý càng ngày càng tăng lên theo tuổi tác rõ nét nhất là khoảng 80 tuổi.
–Người về già cũng như một em bé, thân thể yếu đi, phản ứng chậm, người già cần một thời gian lâu để ghi nhớ dữ kiện, suy nghĩ và thời gian trả lời lâu hơn.
-Đặc biệt con người càng về già trí nhớ suy giảm rất hay quên, thiếu sự chú ý, dễ mắc hội chứng Alzaheimer, không nhớ để đồ dùng ở đâu.
-Xương cốt yếu đi, hay đau nhức xương, đi đứng chậm chạp, dễ té ngã vì thế trong phòng tắm cần có biện pháp phòng ngừa trơn trợt.
-Tâm lý cô đơn: đây là một tâm lý phổ biến ở hầu hết người già, trước đó họ vẫn đi làm được tiếp xúc giao tiếp nhiều người còn lúc nghỉ hưu rời khỏi nơi công tác sức khỏe cũng yếu đi, ít ra ngoài hay ở một mình sẽ dễ sinh ra buồn chán, cô đơn nhất dễ thấy mình bị bỏ rơi nhất là lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn đi làm chỉ còn họ ở một mình vào ban ngày, họ muốn được chăm sóc và để ý nhiều hơn. Vì thế chúng ta cần cảm thông cư xử tế nhị tránh rơi trường hợp người già cảm thấy bị hất hủi.
-Tâm lý hoài cổ: Người già rất thích nhớ lại quá khứ, thích kể những chuyện đã qua và rất hay quên nên hay nói đi nói lại một câu chuyện. Tuổi già thích truyền lại cho con cháu những hiểu biết kinh nghiệm.
-Hay lo lắng bi quan: người già rất lo cho sức khỏe của mình luôn có tâm lý lo sợ “gần đất xa trời”, sợ chết, vì chậm chạp mất nhiều chức năng lệ thuộc nhờ vả vào người khác nên trở nên lo âu, sợ bị bỏ rơi người càng nhiều bệnh tật càng bị tâm lý nặng nề hơn. Họ hay bận tâm canh cánh về những việc chưa làm được luôn canh cánh về con cái, thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình.
-Do tâm lý cô đơn trở nên tự ti nóng nảy vì nhận thấy địa vị xã hội của mình ngày càng kém đi, tinh thần dễ nổi cáu trước những việc nhỏ nhặt, dễ dao động, khó kiềm chế kiểm xúc. Dễ bị sốc, ngất xỉu, hay xơ cứng động mạch, tai biến khi gặp những vấn đề chấn động tinh thần lớn.
-Biếng ăn, ít ngủ, xuống cân, khó ngủ, mất ngủ hay đi tiểu đêm, tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu hụt hẫng sau khi nghỉ hưu.
-Thính giác giảm, lãng tai dễ nghe sai hiểu sai ý của người khác, đa nghi suy đoán, rất dễ mẫn cảm với cảm giác cơ thể.
-Cơ năng sinh lý ngày càng suy yếu, sức khỏe sức đề kháng suy yếu, các cơ quan lão hóa suy nhược, rất dễ mắc bệnh vì thế cần sự quan tâm, quan sát đặc biệt, chăm sóc nhận biết ra những thay đổi để kịp thời chữa trị vì nếu không phát hiện sớm thì thời gian bệnh kéo dài, rất lâu khỏi bệnh.
-Dễ mủi lòng, tủi thân khi những yêu cầu nhu cầu của mình không được đáp ứng đầy đủ hay nhanh chóng vì cho rằng con cái không kính trọng mình nữa.
-Xuất hiện những triệu chứng trầm cảm, ngày càng khó tính hay gay gắt với con cái, cảm giác khó chịu mọi việc không theo ý mình hay người khác là mà mình không vừa lòng phải thay đổi nếp sống thói quen không muốn.
-Cảm thấy xa cách với cách sống, suy nghĩ vì lệch tuổi tác với giới trẻ.
Thật ra những thay đổi đó xuất phát từ chính bản thân người già mà chính họ cũng không biết nó xuất phát từ đâu, nó đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, vì thế người thân, gia đình, xã hội hãy biết quan tâm đến đời sống, thỏa mãn cao nhất những mong muốn tâm lý bức xúc của họ.
Không để người già có cảm giác tủi thân
Do những thay đổi thể chất và tâm lý, người lớn tuổi có thể mất đi một số khả năng tự chăm sóc bản thân. Điều này khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc trở nên khó chịu, dễ cáu gắt và thường xuyên có cảm giác mình thừa thãi, bị lãng quên. Đồng thời, đa phần họ khó hòa nhập với cuộc sống năng động của những người trẻ trong gia đình nên dễ cảm thấy cô đơn. Vì thế khi chăm sóc người già nên đặc biệt lưu ý: tạo cho người già tâm lý gần gũi, được sẻ chia khi ở cùng con cháu.
Đặc biệt đối với những người ngoài 50 họ thường có mong muốn được đi du lịch, về thăm quê hương, vì vậy nên khuyến khích, tạo điều kiện cho họ thực hiện mong ước của mình hoặc dành thời gian tổ chức những chuyến đi gia đình.”
Xin chúc các bạn luôn luôn hạnh phúc và sức khỏe dồi dáo. Các bạn nhớ mặc đồ ấm, tập thể dục thường xuyên trong mùa Đông có đại dịch.
Trịnh Minh Hòa phụ trách