Người thực sự chiến thắng ‘bầu cử Mỹ’ sẽ là ĐCS Trung Quốc?
Được các phương tiện truyền thông cổ vũ và “tuyên bố chiến thắng”, nhóm Biden-Harris đã tự phụ ăn mừng náo nhiệt, và vui vẻ cho rằng hơn 70 triệu cử tri Đảng Cộng hòa sẽ được… tiễn ra khỏi cửa. Nhưng người “chiến thắng thật sự” không hẳn là Biden, mà có lẽ là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Không quá nhanh thế đâu!
Các giao thức bầu cử của tiểu bang chưa được thực hiện, phần mềm máy móc bị phát giác “trục trặc hệ thống”, sự bất thường trong việc kiểm phiếu và việc chuyển phát phiếu bầu trong đêm khuya… gian lận tuy nhiều nhưng không phải lúc nào cũng “đủ” để chuyển bại thành thắng đâu!
Mỗi ngày đều mang đến một dấu hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy “sự đảo ngược của vận may” sắp xảy ra.
Ở phía bên kia của trái đất, có lẽ có “một quý ông” vui mừng trước viễn cảnh chính quyền của ông ta sẽ “chiếm thế thượng phong” trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ lần này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt cược – bằng cách lôi kéo Phố Wall, các ông trùm truyền thông, giới kinh doanh và giới học thuật, và bằng cách lừa đảo thông qua “thúc đẩy tham nhũng” đối với một số gia đình chính trị quyền lực nhất của Mỹ.
ĐCSTQ đang trị vì một ‘đế chế toàn cầu’?
Trung Quốc với chế độc độc đảng – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – đang trị vì một “đế chế toàn cầu”, mặc dù không phải theo nghĩa thông thường là nắm giữ đất đai.
Ở đỉnh cao quyền lực, người Anh từng tự hào tuyên bố rằng mình là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, để khẳng định quyền thống trị của họ.
Đế chế của ĐCSTQ được xây dựng dựa trên sự “lôi kéo tham gia” của các nhà lãnh đạo thế giới về tài chính, chính phủ và truyền thông, đồng thời chính quyền này sử dụng các hoạt động thương mại xảo quyệt, vi phạm bản quyền trí tuệ và gián điệp để thao túng thế giới. Phần lớn sự “săn mồi” này nằm ngoài nhận thức của công chúng.
Các nhà sử học chỉ ra rằng Trung Quốc đã bắt đầu đe dọa ưu thế toàn cầu của Mỹ trong thời đại Nixon, bắt đầu khi Trung Quốc mở cửa với phương Tây.
Chính Hoa Kỳ đã cung cấp kiến thức chuyên môn cần thiết để giúp ĐCSTQ “tăng cường sức khỏe” về quân sự, công nghệ và kinh tế. Cho đến ngày nay, Trung Quốc vẫn “giữ được thiện cảm” và sự hỗ trợ từ phương Tây – đảm bảo với các quốc gia giàu có và các ngân hàng thế giới rằng – việc tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho họ sẽ dẫn đến việc ĐCSTQ mở cửa thị trường của mình.
Đó là một ván bài được chơi tốt. Khái niệm “xoa dịu Trung Quốc” của Nixon đã làm suy yếu chính sách đối ngoại của các cơ quan tình báo phương Tây. Gerald Ford đã theo sau Nixon và trở thành tổng thống thứ hai đến thăm Trung Quốc vào năm 1975. Khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, ông Ford đã dành nhiều lời khen ngợi đối với một người – đã mang đến chiến dịch Đại nhảy vọt – vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người Trung Quốc.
Năm 1979, Tổng thống Ford đã ký một hiệp định với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mang lại cho ĐCSTQ sự công nhận đầy đủ về mặt ngoại giao.
Khi cuộc đàn áp phong trào sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn nổ ra năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã đối phó với vấn đề này bằng cách từ chối một số viện trợ quân sự – như một giải pháp thay thế yếu ớt cho các lệnh trừng phạt kinh tế.
Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton bị chỉ trích vì đã chấp thuận chuyển giao công nghệ vệ tinh và tên lửa hạt nhân bí mật cho Trung Quốc. Sau khi hồ sơ trát đòi biến mất và Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Clinton qua đời trong một vụ tai nạn máy bay ở Bosnia, vụ bê bối đã mờ dần đi. Ông Clinton tiếp tục bình thường hóa quan hệ thương mại và mở ra cánh cửa cho sự hội nhập lịch sử của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) – trong khi vẫn xem xét các vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tiếp theo, Tổng thống George W. Bush (con) nối nghiệp dòng họ, nhưng lại đánh mất ngành công nghiệp ô tô vào tay Trung Quốc, khi một lượng lớn phụ tùng ô tô được chuyển sang sản xuất tại Trung Quốc do chi phí lao động thấp và sự kiểm soát của ngành công nghiệp Bắc Kinh. Các công ty Mỹ khác bị đánh bại bởi hàng nhái giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng ông Bush từ chối áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc với niềm tin rằng Trung Quốc đang tiếp tục tự do hóa các chính sách của mình.
Tổng thống Barack Obama, một người theo chủ nghĩa toàn cầu – với “các chiến lược” làm giảm vị thế của Mỹ trên trường thế giới – đã “quỳ gối” trước mối quan hệ Mỹ-Trung và đến thăm Trung Quốc trong vòng một năm sau khi đắc cử.
Khi vận động cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh đã lợi dụng chủ nghĩa lý tưởng của mình, hạ gục các mục tiêu bằng chính sách biến đổi khí hậu và bắt đầu một cuộc bành trướng quân sự mạnh mẽ ở Biển Đông.
Một nửa thế kỷ qua chính quyền Hoa Kỳ đã đưa Trung Quốc vào vòng quay của phương Tây. Ngoài hàng chục năm chuyển giao công nghệ, vũ khí và công nghiệp trong khu vực tư nhân và chính phủ; Mỹ còn mở rộng cánh cổng trường đại học cho sinh viên Trung Quốc.
Ngày nay, hơn 370.000 sinh viên tốt nghiệp trường đại học Hoa Kỳ là người Trung Quốc và các nhà khoa học công nghệ người Trung Quốc đã tràn ngập các trường đại học và tổ chức nghiên cứu danh tiếng nhất của Mỹ. Họ trở về quê nhà với những “mảnh ghép” của công nghệ quân sự và công nghiệp tiên tiến – có thể dễ dàng tái tạo mọi thứ, từ tất chân cho đến tàu sân bay.
Nếu không có Tổng thống Trump, nước Mỹ sẽ ‘gục ngã’ trước sự bành trướng của Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến chủ tịch Tập Cận Bình và ĐCSTQ phải “quay đầu”, với sự vạch trần các sai phạm nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế và trộm cắp tài sản trí tuệ. Ông Trump đã tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, bỏ qua các hiệp định thương mại không công bằng, và quay lưng lại với chính sách toàn cầu hóa nhằm lợi dụng nước Mỹ để trả giá cho những tệ nạn của thế giới.
Tổng thống Trump là một sự khác biệt so với các “tổng thống luân phiên” mà Bắc Kinh mong đợi, ông thách thức chính quyền Trung Quốc – vốn mưu toan “chiến tranh không giới hạn” nhắm vào Hoa Kỳ và thế giới.
Không có gì ngạc nhiên khi các nhà tài phiệt Mỹ – vốn đã “nằm sâu trong túi” của chế độ Tập Cận Bình – nhận thấy mối quan hệ của họ với Trung Quốc đang xấu đi dưới thời ông Trump, người đang thực hiện những điều chỉnh đối với quy mô thương mại, vốn sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Tất cả những điều này đều xảy ra trước đại dịch.
Phản ứng ban đầu của Trung Quốc là che giấu thông tin về nguy cơ virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus học – ở vị trí gần một khu chợ hải sản. ĐCSTQ ngay lập tức đẩy các nhà khoa học, chuyên gia y tế và nhà báo nước ngoài ra khỏi nước này, xóa dấu vết thông qua WHO, tạo điều kiện cho sự lây lan đại dịch ra toàn cầu thông qua du lịch, trong khi phong tỏa đất nước của họ, và tích trữ vật tư y tế và thiết bị bảo hộ.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán rất có ích đối với cánh tả Mỹ – nó đổ bộ vào giữa chiến dịch bầu cử tổng thống, mở ra cánh cửa cho một “mức độ phức tạp chính trị chưa từng có” – đã làm đảo lộn kết quả bầu cử tổng thống.
Trong khi “giúp” Trung Quốc đứng vững, một thế kỷ thống trị toàn cầu của Mỹ đã bị xói mòn. ĐCSTQ sử dụng sự lừa dối dưới vỏ bọc ngoại giao, đã lợi dụng 5 thập kỷ quan hệ với Mỹ để đưa nước này lên vị thế siêu cường.
Học giả nổi tiếng về Trung Quốc Michael Pillsbury đã chỉ ra trong cuốn sách trước đây của mình Cuộc chạy đua Trăm năm rằng, kế hoạch 100 năm để đạt được quyền bá chủ thế giới đã được ấp ủ từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.
Ông Tập Cận Bình hiện đã sẵn sàng thực hiện điều đó, như một di sản cá nhân của ông ta – với thời hạn đặt ra là trước năm 2035, cùng với các hoạt động thương mại và đàn áp nhân quyền – theo hệ tư tưởng ĐCSTQ.
Rủi ro rất cao đối với tương lai của Mỹ nếu ông Trump bị cướp nhiệm kỳ thứ hai và một chiến thắng thương mại quan trọng bị từ chối. Nếu Joe Biden được “tặng” một ghế trong Phòng Bầu dục, điều đó có nghĩa là tình huống xấu nhất sẽ xảy ra mà không ai dự đoán trước được, kể cả những Nhà sáng lập.
Biden sẽ đóng vai một “ứng cử viên Trung Quốc” – một kịch bản không thể tồi tệ hơn nữa.
Tác giả: Rick Fuentes đã có gần bốn thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực thực thi pháp luật với tư cách là một thành viên của Cảnh sát Bang New Jersey. Ông có bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Thành phố New York, từng là Giám đốc Tiểu bang của Văn phòng Quản lý Khẩn cấp. (NTD)