Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nghiên cứu Úc: El Nino mạnh hơn khiến băng Nam Cực tan chảy ‘không thể đảo ngược’


Nghiên cứu Úc mới cho thấy, ảnh hưởng của thời tiết có thể gây ra hiệu ứng ‘khó khăn gấp đôi’, dẫn đến tình trạng khắc nghiệt hơn và đẩy nhanh mực nước biển dâng.

Các mô hình khí hậu cho thấy hiện tượng El Nino trở nên mạnh hơn có thể đẩy nhanh quá trình tăng nhiệt độ của vùng nước biển sâu. đồng thời làm giảm nhiệt độ nóng trên bề mặt nước biển . Ảnh: Johan Ordónẽz/AFP/Getty Images
Các mô hình khí hậu cho thấy hiện tượng El Nino trở nên mạnh hơn có thể đẩy nhanh quá trình tăng nhiệt độ của vùng nước biển sâu. đồng thời làm giảm nhiệt độ nóng trên bề mặt nước biển . Hình Johan Ordónẽz/AFP/Getty

Theo nghiên cứu từ cơ quan khoa học hàng đầu của chính phủ Úc, các hiện tượng El Nino mạnh hơn do sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy nhanh quá trình tan chảy không thể đảo ngược của dải băng và thềm băng ở Nam Cực, khiến mực nước biển dâng cao.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng dự kiến sẽ làm gia tăng độ lớn của El Nino – biến động khí hậu đáng kể nhất hàng năm của hành tinh và là nguyên nhân chính gây ra hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng. El Nino và La Nina dự kiến sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi hành tinh nóng lên.

Trong tuần này, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change do các nhà nghiên cứu CSIRO dẫn đầu. Cho rằng đã phát hiện ra các sự kiện El Nino mạnh hơn có khả năng gây ra các tác động khác nhau ở đại dương bao quanh lục địa phía nam.

Việc phân tích 31 mô hình khí hậu cho thấy hiện tượng El Nino mạnh hơn có thể làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu đồng thời làm chậm tốc độ nóng lên trên bề mặt khi gió tây dọc theo thềm lục địa trở nên ít dữ dội.

Nghiên cứu Úc mới cho thấy, ảnh hưởng của thời tiết có thể gây ra hiệu ứng ‘khó khăn gấp đôi’, dẫn đến tình trạng khắc nghiệt hơn và đẩy nhanh mực nước biển dâng.

Tiến sĩ Wenju Cai – Giám đốc nghiên cứu tại CSIRO và là tác giả chính của nghiên cứu, ông cho biết các dải băng và thềm băng sẽ tan nhanh hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa cho thấy tốc độ tan chảy của băng xảy ra nhanh hơn là bao nhiêu.

Dải băng ở Nam Cực ước tính chứa khoảng 30m khối băng, đủ để nâng mực nước biển toàn cầu thêm 70m nếu tan chảy hoàn toàn. Một nghiên cứu riêng gần đây ước tính rằng nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp đã qua, đủ để làm sụp đổ dần dải băng ở Tây Nam Cực, dẫn đến việc mực nước biển dâng cao thêm bốn mét.

Tiến sĩ Cai cho biết: “Nghiên cứu mới này cho thấy El Nino mạnh hơn có thể làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở thềm Nam Cực, khiến thềm băng và các tảng băng tan nhanh hơn. Mô hình khí hậu của chúng tôi cũng cho thấy sự nóng lên ở xung quanh các góc cạnh của băng trôi bị chậm lại, làm giảm quá trình tan chảy của băng biển gần bề mặt.”

Cai nói rằng kết quả cho thấy El Nino mạnh hơn có thể gây ra hiệu ứng “Khó khăn gấp đôi” vì nó sẽ dẫn đến tình trạng thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn – nắng nóng, hạn hán, nguy cơ cháy rừng ở miền đông Úc và lũ lụt ở California, Peru và Chile – đồng thời đẩy nhanh mực nước biển dâng, gây ra ngập lụt ven biển nghiêm trọng.

Tiến sĩ Ariaan Purich, đến từ Trường Khí quyển và Môi trường Trái đất của Đại học Monash và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết kết quả có thể mang đến ý nghĩa rộng lớn đối với hệ thống khí hậu toàn cầu.

Năm ngoái, một mô hình khoa học đã cho thấy các hiện tượng El Nino và La Nina mạnh hơn do sự nóng lên toàn cầu có thể được dò ra ở phía đông Thái Bình Dương vào năm 2030, sớm hơn nhiều thập kỷ so với dự kiến trước đây.

Băng biển xung quanh Nam Cực đã đạt mức thấp kỷ lục trong năm nay, các nhà khoa học báo cáo rằng “Trước đây chưa bao giờ chứng kiến tình huống khắc nghiệt như vậy.” Những thay đổi trong quá trình tan băng trên biển không ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết sự mất mát đó sẽ khiến những tấm băng và sông băng tạo thành những cơn sóng và đẩy nhanh tốc độ tan rã. (T/H, SKDS)