Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nên vo gạo thật kỹ để tránh ăn phải hạt vi nhựa, ý kiến chuyên gia Úc

Các nhà nghiên cứu Úc khuyến cáo mọi người nên vo gạo thật kỹ trước khi nấu để tránh ăn phải các hạt vi nhựa có lẫn trong gạo, theo một nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đo mức độ vi nhựa trong gạo.

Tác giả chính của nghiên cứu, Jake O’Brien, nói rằng mọi người có thể tiêu thụ 3 đến 4 mg nhựa nếu có ăn một khẩu phần gạo chưa nấu chín. Nhựa trong gạo nấu nhanh, mặc dù đã trải qua nhiều quá trình xử lý hơn, có mức độ cao hơn gấp 4 lần so với trước đây, theo nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Vật liệu Nguy hiểm.

O’Brien nói với 9News: “Tất cả các mẫu gạo mà chúng tôi đã thu thập, bất kể các loại đóng gói bao bì như thế nào, đều có một số mức độ nhựa”.

Một phân tích khác được thực hiện bởi Đại học Newcastle, Úc cho thấy mọi người đang tiêu thụ khoảng 2.000 các hạt vi nhựa nhỏ hoặc tương đương với một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần.

Một tài liệu nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra vi hạt nhựa trong gạo.
Một tài liệu nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra các hạt vi nhựa trong gạo. (Hình ảnh Joker / Alexander Stein / Getty)

O’Brien nói rằng nó có thể ngấm vào gạo dưới dạng các hạt vi nhựa vụn do sự hao mòn của nhựa trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, chế biến và vận chuyển; thậm chí có thể bay vào từ bất cứ môi trường nào.

“Bởi vì gạo đã bị trộn lẫn với các hạt vi nhựa trước khi được đóng gói vào các bao bì, nên việc mua nó từ các loại bao bì bằng nhựa hoặc giấy thì cũng không có gì khác biệt. Không có cách nào có thể sàng lọc các hạt vi nhựa ra khỏi gạo được. Chỉ có việc vo gạo thật kỹ mới có thể giúp ích loại bỏ các hạt vi nhựa này được”, O’Brien nói.

Việc rửa sạch gạo trước khi nấu không chỉ giúp loại bỏ lớp phủ tinh bột và tạp chất bên ngoài mà còn làm giảm ô nhiễm nhựa từ 20 đến 40%.

Những cải tiến trong sản xuất đã dẫn đến sự gia tăng của chất dẻo từ cuối Thế chiến II và những năm 1950.

Trong một nghiên cứu về nhựa trong hải sản vào năm ngoái, Liên minh Khoa học Sức khỏe Môi trường Queensland đã phát hiện thấy ô nhiễm nhựa trong tôm, hàu và cua. Nhưng hàm lượng nhựa cao nhất được tìm thấy trong cá mòi, loại cá này thường được ăn nguyên con, bao gồm cả xương và hệ tiêu hóa của chúng.

Mặc dù nhiều tài liệu đã nêu lên mối quan tâm về tác động của nhựa đối với cơ thể con người, các cơ quan nội tạng và nội tiết tố của chúng ta, nhưng sự hiểu biết sâu hơn về tác hại của chúng đối với sức khỏe vẫn còn hạn chế.

Cá mòi nướng phục vụ tại một các quán ăn tại nhiều nơi thế giới có thể chứa các hạt vi nhựa.
Cá mòi nướng phục vụ tại một các quán ăn tại nhiều nơi thế giới có thể chứa các hạt vi nhựa. (Hình Passthesource/Pixabay)

O’Brien nói: “Ở giai đoạn này, chúng tôi không biết về bất kỳ tác động sức khỏe nào từ việc tiêu thụ vi nhựa thông qua tiêu thụ thực phẩm, nhưng chúng tôi biết rằng ở những nơi nào có phơi nhiễm, thì ắt sẽ có một số dạng rủi ro”.

Theo Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế, vi hạt nhựa xâm nhập vào cơ thể con người có thể dẫn đến một loạt các tác động đến sức khỏe, bao gồm làm viêm nhiễm và tiêu diệt các tế bào và mô cơ thể, có liên quan đến một loạt các kết quả sức khỏe tiêu cực bao gồm ung thư, bệnh tim mạch, viêm bệnh đường ruột, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, viêm mãn tính, tình trạng tự miễn dịch, bệnh thoái hóa thần kinh và đột quỵ. (NTD)